Họa sĩ Phạm Hà Hải sinh năm 1974, ông có bằng thạc sỹ mỹ thuật, chứng chỉ giám tuyển và có hơn 10 năm làm việc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTT&DL), vì quá bức xúc sau khi bản thân ông và một số đồng nghiệp bị sao chép trắng trợn tác phẩm nghệ thuật nên đã tổ chức cuộc vận động khởi xướng để các họa sĩ cùng lên tiếng.
Buổi gặp mặt của các họa sĩ diễn ra ngày 16/3 tại HN thu hút sự quan tâm đặc biệt.
Tranh thật trong nhà, tranh giả đã được rao bán công khai
Họa sĩ Phạm Tiến chia sẻ, những bức tranh trong triển lãm toàn quốc của ông vào năm 1994 vô tình lại thấy ở một cơ sở kinh doanh. Thoạt nhìn ông lại tưởng tất cả bức ở triển lãm năm 1994 được đưa về đây nhưng hóa ra không phải bởi đó là những tác phẩm nhái trắng trợn. Vụ việc gần đây khiến họa sĩ Phạm Tiến không thể không lên tiếng. Đó là việc những bức tranh của ông được rao bán với giá ‘quá bèo’. Nhất là có những bức hiện tại vẫn ở trong nhà của anh mà đã được rao bán 'như đúng rồi' trên một trang web.
Họa sĩ Thành Chương. |
Họa sĩ Thành Chương cho hay, chuyện tranh giả ở Việt Nam là chủ đề quá cũ kỹ, cũ đến độ khi ông được anh em nghệ sĩ mời tới cuộc gặp này Thành Chương ban đầu còn có ý định không đến. Bởi, câu chuyện về những bức tranh bị làm giả của ông hồi năm 2017 cũng 'đi tìm công lý' mãi rồi chẳng có kết quả.Họa sĩ Thành Chương.
Họa sĩ Phạm An Hải cũng rơi vào hoàn cảnh như Thành Chương. Anh bức xúc nói: “Tìm được người làm tranh giả, tìm được người bán tranh giả, mọi việc báo chí phanh phui nhưng đến giờ phút này tôi cũng chưa nhận được lời xin lỗi nào từ phía họ”.
Họa sĩ Phạm An Hải cho hay chuyện tranh nhái đã là chuyện đáng bàn nhưng thực trạng hiện nay còn tồi tệ hơn, làm giả, có nghĩa là nhái toàn bộ và ký tên tác giả là họa sĩ A, B nào đó rất lộ liễu. “Đây là hành động lừa đảo chứ không đơn thuần là chép tranh nữa”.
Cần chỉ mặt những người chép tranh giả
Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng chia sẻ ông không nghĩ lần "kêu cứu" này của các họa sĩ sẽ không có kết quả. "Tôi hy vọng nghệ sĩ kêu mãi, báo chí lên tiếng nhiều thì câu truyện tranh giả cũng phải có cách xử lý".
Trang web rao bán tranh nhái với giá bèo |
"Không có một cơ quan nhà nước nào đứng ra thẩm định tác phẩm nghệ thuật khi chúng ta mua, điều này chủ yếu là người mua, người sưu tầm phải tự làm. Đó cũng là điểu hiển nhiên", ông Phan Cẩm Thượng nói.Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng, câu chuyện xâm phạm bản quyền ở thế giới cũng có, không riêng gì Việt Nam nhưng tỉ lệ của họ nhỏ chỉ 5% trong khi Việt Nam thì quá trầm trọng, chiếm tới 50%. Thế nên, các họa sĩ trước khi trông đợi vào các chế tài của Nhà nước thì hãy tự bảo vệ tác phẩm của mình trước.Trang web rao bán tranh nhái với giá bèo
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu này, trên thế giới thường người ta mời những nhà sưu tầm, những người có kinh nghiệm từng "chinh chiến" ở thị trường tranh ngồi vào bàn thẩm định các tác phẩm trước khi đưa ra triển lãm thì Việt Nam lại làm ngược lại.
"Ở Việt Nam, thường những người ngồi vào bàn thẩm định các tác phẩm lại là những người có danh vị, giáo sư, tiến sĩ. Nhưng họ chỉ có lý thuyết mà không có thực tế. Chỉ có những người đi buôn đồ cổ, những người đã lăn lộn ở thị trường tranh, những người đã mất rất nhiều tiền để có một bài học đắt giá thì mới biết thế nào là tranh thật, thế nào là tranh giả. Biết xem tranh mà không biết thật giả thì chết, dẫn tới những triển lãm toàn tranh giả" ông nói.
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng cho rằng đã đến lúc 'chỉ mặt đặt tên' những người chép tranh, làm giả chứ không nên tế nhị nữa. "Tại sao tranh của họa sĩ Lê Phổ hay bị làm giả đến thế? bởi vì tranh của ông ấy rất đắt. Mà những tranh như thế để làm giả được rất khó, phải là người cực kỳ có nghề mới làm được. Những người này cũng xuất phát được học hành tử tế, cũng muốn được làm họa sĩ đích thực, họ khao khát cháy bỏng nhưng có thể biến cố nào họ đành làm vậy. Họ chép tranh của những họa sĩ lừng danh mà gần như qua mặt được mọi người thì tôi cho đó là nhân tài. Vậy tại sao ta không chỉ mặt đặt tên những người đó để vì danh dự họ sẽ phải dừng việc đó lại, nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng.
Ông Phan Cẩm Thượng cũng đề xuất nên có Trung tâm bảo vệ tác quyền mỹ thuật như Hôị̣ nhạc sĩ có Trung tâm bảo vệ tác quyền âm nhạc.
Vì sao tranh của danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm ế ngay tại phiên đấu giá trong nước? |