Hàng loạt lãnh đạo cấp cao bị bắt, cổ phiếu dầu khí vẫn tăng trưởng tốt

Trong 8 tháng đầu năm, cổ phiếu ngân hàng, bất động sản dậy sóng. Không ồn ào như 2 nhóm ngành này nhưng cổ phiếu dầu khí cũng bứt phá mạnh.

Trong 8 tháng đầu năm 2017, cổ phiếu ngân hàng trở thành tâm điểm của thị trường chứng khoán với hàng loạt mã tăng ấn tượng. Cổ phiếu ACB tăng 11.100 đồng/CP, tương ứng 63% so với cuối năm 2016. Cổ phiếu STB tăng 2.250 đồng/CP, tương ứng 23,8% lên 11.700 đồng/CP,...

Cùng với bất động sản, xây dựng, cổ phiếu ngành ngân hàng góp phần lớn giúp VN-Index đi lên. Không ồn ào như ngân hàng, bất động sản, cổ phiếu dầu khí phục hồi mạnh trong... âm thầm.

Sau 8 tháng, rất nhiều mã đi lên trong bối cảnh ngành dầu khí còn gặp nhiều khó khăn, "anh cả" PVN xáo trộn về nhân sự và được nhắc tới nhiều trong vụ án Hà Văn Thắm. Là một trong doanh nghiệp lớn, cổ phiếu mã GAS của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) luôn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, bởi là top các doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán, cùng với vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp khí Việt Nam đầy tiềm năng, cung cấp khí để sản xuất gần 30% sản lượng điện, 70% đạm, 70% thị phần LPG cả nước.

khong chi co phieu ngan hang co phieu dau khi cung but pha

Trong nhiều năm qua, GAS luôn nằm trong top đầu các đơn vị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu cao, trên 17%. Năm 2016, trong tình hình hết sức khó khăn của ngành Dầu khí, GAS vẫn duy trì hiệu quả kinh doanh cao, tỷ lệ chia cổ tức lên đến 40%.

Khi giá dầu sụt giảm, cổ phiếu GAS giảm sâu. Tuy nhiên, đà phục hồi nhanh chóng trở lại với ông lớn dầu khí này. Năm 2016, GAS trổ thành cổ phiếu “bội thu” của các nhà đầu tư, với mức tăng trưởng gần 90% (từ hơn 30.000 đồng/CP lên gần 60.000 đồng/CP).

Tới năm 2017, không tăng sốc nhưng GAS vẫn đi lên đều đặn. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/8, GAS tăng 3.780 đồng/CP, tương ứng 6,4% so với cuối năm 2016. Nhờ vậy, vốn hóa thị trường GAS tăng 7.232 tỷ đồng lên 120.000 tỷ đồng. GAS tiếp tục nằm trong danh sách các cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất Việt Nam.

GAS được hưởng lợi từ giá dầu tăng. Nhờ giá dầu, GAS ghi nhận 32.573 tỉ đồng doanh thu thuần và 4.087 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 31% so với cùng kỳ. Cùng với GAS, các cổ phiếu thuộc nhóm khí đang thuận lợi khi giá dầu FO đang ở mức cao so với cùng kỳ.

Cổ phiếu DCM của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) là ví dụ điển hình. Sau khi đã sụt giảm 12,82% trong năm 2016 trước những lo ngại về khó khăn của ngành phân bón, giá cổ phiếu DCM đã ghi nhận sự hồi phục ấn tượng kể từ đầu năm 2017.

Đóng cửa phiên giao dịch 31/8, DCM đạt 13.550 đồng/CP, tăng 3.770 đồng/CP, tương ứng 38,5% so với thời điểm cuối năm 2016. Đà tăng này của DCM giúp vốn hóa thị trường Đạm Cà Mau có thêm 1.996 tỷ đồng.

Cổ phiếu PVI của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) cũng có khả năng sinh lời lớn cho nhà đầu tư. Sau 8 tháng giao dịch, PVI tăng 9.300 đồng/CP, tương ứng 37,2% lên 34.300 đồng/CP. Nhờ PVI, vốn hóa thị trường PVI có thêm 2.178 tỷ đồng.

Cổ phiếu PVE của Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí cũng mang lại lợi nhuận đáng kể cho nhà đầu tư. Sau 8 tháng giao dịch, PVE tăng 2.100 đồng/CP, tương ứng 34,4% so với ngày 31/12/2016.

PVE được nhà đầu tư quan tâm khi ghi nhận 913 tỉ đồng doanh thu thuần trong nửa đầu năm 2017, tăng 83,4% so với cùng kỳ 2016 và lợi nhuận sau thuế đạt 15,8 tỉ đồng, gấp 2,45 lần và hoàn thành 48,6% kế hoạch cả năm 2017. Hoạt động kinh doanh của ngành dầu khí nói chung và "anh cả" dầu khí nói riêng có nhiều cải thiện.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đạt doanh thu 247.100 tỉ đồng, vượt 15% so với kế hoạch, tăng 31.500 tỉ đồng so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 13.100 tỉ đồng, vượt 15% so với kế hoạch và bằng 79% kế hoạch năm.

Trong những tháng cuối năm 2017, giá dầu được đánh giá là tiếp tục tác động đến hoạt động của ngành dầu khí. Giá dầu cuối năm 2017 được đánh giá sẽ tiếp tục khó đoán. Vừa qua, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng Nga và các quốc gia xuất khẩu dầu khác đã nhất trí kéo dài thêm thời gian cắt giảm sản lượng khai thác dầu đến tháng 3-2018 để giải quyết tình trạng cung vượt cầu trên thị trường.

Tuy vậy, nguồn cung dầu vẫn chịu áp lực bởi các quốc gia Mỹ, Iran, Nigeria và Lybia, đều gia tăng sản lượng khai thác. Theo Cơ quan Quản lý thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng khai thác dầu đá phiến của Mỹ đã liên tục tăng, đạt mức 5,5 triệu thùng/ngày trong tháng 7, tăng 22% so với mức khai thác hồi đầu năm. Mỹ cùng với các quốc gia không tham gia vào chương trình cắt giảm sản lượng sẽ trung hòa những nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC.

Giá dầu là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của PVN và các đơn vị thành viên trong ngành. PVN dự báo giá dầu trung bình 6 tháng cuối năm dao động ở mức 46-50USD/thùng và giá dầu trung bình cả năm 2017 có thể đạt 50USD/thùng, nên PVN có khả năng hoàn thành bằng hoặc vượt các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của năm 2017.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.