Hậu điều chuyển luồng tuyến: Xe cố định chuyển sang chạy hợp đồng

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết một số xe tuyến cố định đã chuyển sang chạy hợp đồng sau điều chuyển luồng tuyến.
hau dieu chuyen luong tuyen xe co dinh chuyen sang chay hop dong Xử lý nghiêm xe không điều chuyển luồng tuyến từ 10/2

Hà Nội sẽ xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp không chấp hành việc điều chuyển luồng tuyến sau ngày 10/2.

hau dieu chuyen luong tuyen xe co dinh chuyen sang chay hop dong
Sở GTVT Hà Nội cho biết đã hoàn thành hơn 99% việc điều chuyển luồng tuyến xe khách cố định. Ảnh: Đoàn Lê

Xe dù, chạy hợp đồng sau điều chuyển

Ngày 2/1, Hà Nội chính thức điều chuyển luồng tuyến đối với xe khách tuyến cố định tập trung vào ba bến xe chính ở Hà Nội gồm Mỹ Đình, Giáp Bát và Nước Ngầm với 691 nốt, 20.396 chuyến/tháng (trung bình 680 chuyến/ngày).

Trao đổi với PV ngày 13/2, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết sau khi điều chuyển luồng tuyến thì có tình trang một số nhà xe chuyển sang hình thức kinh doanh khác. Ví dụ như chuyển từ chạy tuyến cố định sang chạy hợp đồng. "Đây là việc thường tình khi chạy tuyến cố định không hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp cũng như người dân", ông Liên bày tỏ.

Về việc phát sinh thêm xe dù sau khi điều chuyển luồng tuyến, ông Liên cho rằng "xe dù đã có từ lâu, không điều chuyển thì vẫn có xe dù". Ngoài ra, theo ông Liên, có xe dù vì tuyến cố định chi phí cao, ràng buộc nhiều và do nhu cầu của người dân.

hau dieu chuyen luong tuyen xe co dinh chuyen sang chay hop dong
Cuối tháng 12/2016, nhiều doanh nghiệp vận tải đã đình công phản đối điều chuyển luồng tuyến khuyến hành khách ở bến xe Mỹ Đình gặp khó khăn khi về quê. Ảnh: Đoàn Lê

Cũng theo ông Liên, Hiệp hội có kiến nghị UBND TP Hà Nội về việc sắp xếp các tuyến Thái Bình, Thanh Hóa, Nam Định về Giáp Bát thay vì Nước Ngầm vì các nhà xe gặp khó khăn, khách giảm, hành khách đi lại không thuận lợi. Được biết, Hà Nội giao cho Sở GTVT trả lời nhưng hiện Hiệp hội chưa nhận được phản hồi.

Trước đó, theo ghi nhận của PV, nhiều doanh nghiệp cho rằng điều chuyển khiến các tuyến bị trùng, khó cạnh trạnh với nốt xe cũ. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng lên phương an bán xe to, mua xe nhỏ nếu kinh doanh thua lỗ.

hau dieu chuyen luong tuyen xe co dinh chuyen sang chay hop dong
Nhà xe điều chuyển về bến Nước Ngầm thay biển hiệu. Ảnh: Đoàn Lê

Hơn 99% nốt điều chuyển luồng tuyến

Báo cáo mới nhất của Sở GTVT Hà Nội cho thấy, tính đến ngày 10/2, hầu hết doanh nghiệp thuộc diện điều chuyển đã hoàn thiện thủ tục với bến xe mới. Các bến Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đã hoàn thành 100% việc điều chuyển. Riêng bến Nước Ngầm còn 5 đơn vị chưa đến làm thủ tục gồm ba tuyến, 12 xe/ngày; bến xe Yên Nghĩa còn hai đơn vị chưa về hoạt động.

Riêng tuyến Ninh Bình (được hoạt động ở Mỹ Đình một thời gian sau điều chuyển) với 50 nốt xe được chuyển về Giáp Bát và Yên Nghĩa; hiện đang hoàn thiện thủ tục. Theo Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Hà Huy Quang, việc điều chuyển cơ bản thành công với tỷ lệ đạt hơn 99% (680/691 nốt điều chuyển, tính cả tuyến Ninh Bình đang hoàn thành).

hau dieu chuyen luong tuyen xe co dinh chuyen sang chay hop dong
Thanh tra Giao thông sẽ tăng cường xử lý xe bỏ bến chạy dù. Ảnh: Đoàn Lê

Trao đổi với PV sáng 14/2, ông Đào Việt Long, Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội) cho biết Sở đã có văn bản gửi các Sở GTVT liên quan phối hợp thúc giục doanh nghiệp điều chuyển theo đúng quy định; giao Thanh tra tăng cường xử lý xe hoạt động chui, không điều chuyển.

Ngoài ra, phòng Quản lý vận tài cũng được giao rà soát biểu đồ xe chạy, nếu trong một tháng tính từ ngày 2/1 mà nhà xe không đám ứng đủ 70% lượt hoạt động tại bến thì sẽ có biện pháp xử lý như cắt nốt.

Từ 2/1, Hà Nội điều chuyển các tuyến của tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Hà Tĩnh, Nam Định, Nghệ An, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình hoạt động tại bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Sơn Tây, Trôi, Phùng, về bến xe Nước Ngầm.

Các tuyến của tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái hoạt động tại bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, về bến xe Mỹ Đình.

Các tuyến của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Nông, Điện Biên, Hòa Bình, Kon Tum, Sơn La, Thanh Hóa (các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Quán Lào, Thọ Xuân, Yên Cát đi theo đường Hồ Chí Minh) hoạt động tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Nước Ngầm, về bến xe Yên Nghĩa.

Các tuyến của tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn hoạt động tại các bến xe Yên Nghĩa, Nước Ngầm, Sơn Tây, về bến xe Gia Lâm.

chọn
Bất động sản tháng 4/2024: Ban hành nghị định về lấn biển; giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng nóng
Trong tháng 4, Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển; Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội xử lý hành vi thổi giá chung cư; Long An, Hậu Giang được duyệt chuyển đổi đất lúa làm loạt dự án nghìn tỷ; Bình Dương chấp thuận đầu tư KĐT tỷ USD;...