'Hé lộ' nội dung buổi làm việc giữa Cục Cạnh tranh và Grab sau khi mua Uber

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã có buổi làm việc với GrabTaxi sau thương vụ mua Uber ở Đông Nam Á.
 
he lo buoi lam viec giua grab va cuc canh tranh sau khi mua uber
Ảnh minh họa: Straits Times

Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD, Bộ Công thương) đã đề nghị Công ty TNHH GrabTaxi cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc mua lại hoạt động của Uber ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Theo thông tin chúng tôi nhận được, ngày 5/4, Công ty TNHH GrabTaxi đã gửi văn bản trả lời Cục CT&BVNTD.

Được biết, phía GrabTaxi cho rằng thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường liên quan tại Việt Nam được xác định là thấp hơn 30%.

Chính vì vậy, GrabTaxi cho rằng các bên tham gia giao dịch nêu trên không phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh.

Sau khi nhận được văn bản trả lời của GrabTaxi, ngày hôm qua (6/4), Cục CT&BVNTD đã có buổi làm việc với đại diện hợp pháp của GrabTaxi.

Đáng chú ý là tại buổi làm việc này, phía GrabTaxi chưa đưa ra được các căn cứ cụ thể để chứng minh thị phần kết hợp thấp hơn 30%.

Cục CT&BVNTD đã khuyến nghị GrabTaxi cung cấp các căn cứ chứng minh cũng như đánh giá kỹ thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường liên quan.

Điều này nhằm bảo đảm tuân thủ các quy định về tập trung kinh tế của pháp luật cạnh tranh trước khi tiến hành giao dịch trên thị trường Việt Nam.

Trước đó, ngày 26/3, Grab phát đi thông báo về việc chính thức mua lại toàn bộ hoạt động của Uber ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, phía Cục CT&BVNTD chỉ biết thông tin qua báo chí.

he lo buoi lam viec giua grab va cuc canh tranh sau khi mua uber Đơn vị cung cấp phần mềm gọi xe vi phạm: Ai xử lý?

Theo Bộ GTVT, vấn đề xử lý vi phạm của đơn vị cung cấp phần mềm gọi xe được quản lý và xử lý vi ...

he lo buoi lam viec giua grab va cuc canh tranh sau khi mua uber Grab mua Uber ở Đông Nam Á: Như 'một nguồn cảm hứng' và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt

Ông Khuất Việt Hùng cho rằng việc Grab mua Uber ở Đông Nam Á là cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam.

Liên quan đến "nghi án" vi phạm Luật Cạnh tranh trong thương vụ mua Uber, khi trao đổi với chúng tôi, đại diện Grab Việt Nam cho biết Grab đã thực hiện các phân tích pháp lý một cách cẩn trọng và toàn diện.

Việc phân tích này được thực hiện với các chuyên gia tư vấn pháp lý trước khi tham gia ký kết và hoàn tất giao dịch mua lại hoạt động kinh doanh của Uber nhằm đảm bảo giao dịch phù hợp với pháp luật nước sở tại, trong đó có pháp luật về cạnh tranh.

Phía Grab Việt Nam cũng cho biết đã cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu đến Cục CT&BVNTD.

Được biết, theo quy định của Luật Cạnh tranh, trường hợp thị phần kết hợp của các bên chiếm từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan mà không thông báo cho cơ quan cạnh tranh trước khi thực hiện doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế sẽ bị phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

Ngoài ra, nếu như thị phần kết hợp vượt quá 50% thì giao dịch có khả năng bị cấm thực hiện.

he lo buoi lam viec giua grab va cuc canh tranh sau khi mua uber Tổng Giám đốc Phương Trang: 'VATO cũng chấp nhận rủi ro'

Khi nói về việc mua ứng dụng gọi xe công nghệ VIVU để cạnh tranh với Grab, Tổng Giám đốc Phương Trang cho rằng VATO ...

he lo buoi lam viec giua grab va cuc canh tranh sau khi mua uber Taxi truyền thống làm đủ loại ứng dụng... 'chỉ phí tiền'

Giám đốc HTX GTVT Toàn Cầu cho rằng taxi truyền thống bỏ số lượng tài chính lớn để xây dựng đủ loại ứng dụng nhưng ...

he lo buoi lam viec giua grab va cuc canh tranh sau khi mua uber Lo độc quyền khi Grab mua Uber, taxi truyền thống... 'tung đòn mới'

Taxi truyền thống ở Hà Nội đang xây dựng một phần mềm chung trong bối cảnh lo ngại Grab độc quyền sau khi mua Uber.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.