Hiếm chuột đồng, cửa hàng lấy chuột cống để chế biến món ăn

Khi khan hiếm hàng, nhiều cửa hàng bán thịt chuột đã sử dụng cả chuột cống, chuột nhà để chế biến món ăn, bất chấp các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thịt chuột được chế biến thành nhiều món đa dạng và được coi như đặc sản của nhiều địa phương. Mặc dù vậy, một sự thật là nhiều cửa hàng bán thịt chuột đã công khai thừa nhận với phóng viên rằng, chính bản thân họ cũng khó phân biệt được thịt chuột đồng và chuột nhà. Thậm chí, khi khan hiếm hàng, họ có sử dụng cả chuột cống, chuột nhà để chế biến món ăn, bất chấp các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hơn 17 năm nay, cứ đến tháng 10 âm lịch là vợ chồng chị Hạnh lại tạm dừng công việc xây dựng để đi bắt chuột. Bởi đây được coi là khoảng thời gian "vàng". Mỗi ngày nhà chị tiêu thụ được gần 30kg thịt chuột, thu nhập một ngày cao điểm có thể từ 4 - 6 triệu đồng. Thế nhưng, ngay cả khi đã là "trùm bắt chuột", chị Hạnh cũng không biết rõ được đâu là chuột sạch và đâu là chuột bẩn.

Cũng tại cửa hàng chuyên bán "đặc sản thịt chuột" tại xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội, mỗi ngày đón tiếp hơn 300 khách của địa phương và các khu vực lân cận. Thực khách đến đây vẫn luôn tin tưởng mình sẽ được thưởng thức món thịt chuột đồng chính hiệu và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thế nhưng, theo ghi nhận trong khu bếp, thực tế hoàn toàn khác, chuột được mổ ngay cạnh khu để rác thải, thậm chí chổi quét sàn cũng được trưng dụng để làm thịt chuột.

Theo thử nghiệm mới nhất của Viện Pasteur TP.HCM, trung bình cứ trên 30 con chuột có tới 5 con nhiễm virus Hanta gây suy thận cấp, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, rủi ro lớn nhất khi ăn thịt chuột, đặc biệt là chuột cống chính là nguy cơ nhiễm virus dịch hạch, virus Hanta. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm đến nay đã điều trị cho gần 40 trường hợp nhiễm virus Hanta do ăn hoặc tiếp xúc với chuột mang bệnh.

Ngoài ra, môi trường sinh sống của chuột thời gian gần đây cũng bị ô nhiễm nặng. Với chuột đồng, nguy cơ cao là chuột bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Người ăn thịt chuột dễ dàng tích tụ chất độc cho cơ thể, gây nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh về gan, thận, ung thư.

Chuột cống được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) xác định không đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm. Việc kinh doanh thịt chuột cống có thể chịu sự trừng phạt của pháp luật do vi phạm Luật An toàn thực phẩm.

hiem chuot dong cua hang lay chuot cong de che bien mon an Từ những khu 'ổ chuột' và nhà phố cổ chưa đầy 3 mét vuông, xót xa nhìn những khu tái định cư bỏ hoang ở Hà Nội

Trong bối cảnh nhiều người không có nhà ở hoặc phải sống trong những khu "ổ chuột" nhưng một số khu tái định cư tại ...

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...