Histamine là chất gì mà người ta lại nghi ngại khi nó có mặt trong nước mắm truyền thống?

Theo các chuyên gia, histamine là một amin sinh học có nhiều ở các loại cá thịt màu đỏ như cá ngừ, cá hồi, cá thu... Người có đề kháng kém, nếu ăn nhiều dễ bị ngứa, dị ứng, nặng thì chóng mặt, đau đầu.

Trong những ngày qua, xung quanh những tranh luận liên quan đến nước mắm, một chất hóa học được nhắc tới thường xuyên, đó là histamine.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Việt Tiến (Thứ trưởng Bộ Y Tế, kiêm Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TƯ ) cho hay, histamin (có công thức phân tử là C5H9N3là một amin sinh học có liên quan đến hệ miễn dịch cục bộ và được cho có thể liên quan đến việc duy trì chức năng sinh lý của ruột và hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh.

Dưới góc độ an toàn thực phẩm, PGS, TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, trong cơ thể cá có axit amin gọi là histidine. 

Histamine là chất gì mà người ta lại nghi ngại khi nó có mặt trong nước mắm truyền thống? - Ảnh 1.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Trong quá trình cá chết, phân hủy và bị vi sinh vật tấn công thì chất histidine sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành histamine ở nhiệt độ khoảng 20 - 30oC. Và cá là thực phẩm dễ nhiễm khuẩn hơn các thực phẩm như thịt gia súc, gia cầm.

Trong tự nhiên, Histamine được tạo thành từ kết quả của sự chuyển hóa từ Histidine thành Histamine bởi Histidine decarboxylase. Ngộ độc thực phẩm do ăn thức ăn chế biến từ cá chứa Histamine cao xảy ra ở rất nhiều nước và được phát hiện đầu tiên ở cá ngừ, cá nục, cá thu... Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do sự chuyển hóa từ Histidine thành Histamine trong thức ăn chín.

Ăn thức ăn có nhiều Histamine có tác hại thế nào?

Ông Thịnh cho hay: histamine là chất có thể gây ra dị ứng, ngứa ngáy với những người đề kháng yếu. Chất này có nhiều ở các loại cá thịt màu đỏ đặc biệt là cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá nục, cá trích…Người ăn khi ăn nhiều có thể dễ bị ngứa, dị ứng. Đa phần phụ nữ, trẻ em có sức đề kháng kém sẽ rất dễ bị dị ứng, khó chịu khi ăn phải chất này. Đôi khi, nếu ăn nhiều rất dễ bị nhiễm độc.

Trong trường hợp, tổng lượng histamine trong thức ăn 8 mg - 40 mg, người đề kháng yếu có thể sẽ bị chảy nước mắt, nước bọt; nếu lượng ăn vào từ 1.500 mg – 4.000 mg người ăn có biểu hiện như nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, mạch nhanh, khó thở, nổi ban...

Đặc biệt, histamine trong cá có đặc tính bền, khó bị phá hủy trong quá trình nấu nướng, đóng đông. Do vậy, khi ăn cá biển, những người đề kháng kém thường bị ngộ độc histamine nếu ăn nhiều, đó là khi lượng histamine cao vượt mức cho phép.

Ông Thịnh cũng cho biết các hiệu nhận biết ngộ độc histamine như đỏ mặt, mắt đỏ, khó thở do phù nề và co thắt khí quản, ngứa ngáy ngoài da, nặng thì buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, cảm giác nóng trong miệng.

Ông Thịnh khuyến cáo người dân khi đi chợ nên lựa chọn thực phẩm tươi sống, đặc biệt là cá biển, khi mua cá về cần bảo quản, ướp đông hợp vệ sinh. 

Ông Huỳnh Ngọc Diệp – Chủ tịch HĐQT Công ty CP thủy sản 584 Nha Trang – đơn vị sản xuất nước mắm lớn nhất Khánh Hòa cho biết, hàm lượng Histamin do UB Codex quốc tế quy định trong nước mắm là 400 ppm.

Đây là con số được tham khảo từ UB Codex Thái Lan và Codex Việt Nam năm 2005 – 2006. Lúc bấy giờ, chỉ có Thái Lan và Việt Nam sản xuất nước mắm nhưng nước mắm Thái Lan đưa ra thị trường chủ yếu là nước mắm công nghiệp, được pha loãng từ nước mắm nên hàm lượng Histamin trong sản phẩm rất thấp.

Riêng UB Codex Việt Nam lúc đó vẫn chấp nhận vì nhiều nguyên nhân và lý do. Một phần lý do chấp nhận Histamin ở mức 400 ppm vì là mức này cao gấp đôi ngưỡng Histamin được các nước tiên tiến chấp nhận đối với cá ăn nên đây được xem là một sự thành công.

"Tôi xin nhấn mạnh là cao hơn gấp đôi ngưỡng Histamin trong cá ăn chứ không phải trong nước mắm. Xin giải thích thêm, các nước tiên tiên như Mỹ - EU quy định ngưỡng Histamin trong cá ăn hàng ngày là 100-200 ppm.

Trong thực tế, người ta có thể ăn từ 200g cá hoặc hơn nữa mỗi ngày, nhưng với nước mắm thì khó có thể ăn quá 1 muỗng nước mắm truyền thống vì bản thân nước mắm đã mặm. Vậy nên, người ăn cũng khó ăn quá 10 gram nước mắm trong ngày, mức đưa vào cơ thể chỉ bằng 1/10 thậm chí đến 1/20 so với ăn cá", ông Diệp giải thích.

Bất ngờ tạm dừng thẩm định dự thảo về tiêu chuẩn nước mắmBất ngờ tạm dừng thẩm định dự thảo về tiêu chuẩn nước mắm Sự giống và khác nhau giữa nước mắm và nước chấmSự giống và khác nhau giữa nước mắm và nước chấm Qui định về Histamin trong nước mắm và những hệ lụy Qui định về Histamin trong nước mắm và những hệ lụy


chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.