Nước mắm được sử dụng rộng rãi tại một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan và Việt Nam để làm nước chấm hoặc gia vị chế biến món ăn. Cùng điểm qua những làng nghề chế biến nước mắm nổi tiếng ở nước ta:
Làng nghề nước mắm Phú Quốc
Với lịch sử trên 200 năm, làng nghề chế biến nước mắm Phú Quốc, Kiên Giang đã trở thành cái tên nổi tiếng trên thị trường.
Bất cứ loại cá nào cũng có thể sử dụng để làm nước mắm, nhưng người sản xuất nước mắm Phú Quốc chỉ sử dụng cá cơm làm nguyên liệu. Cá cơm có khoảng chục loại, nhưng chỉ có cá cơm sọc tiêu, cá cơm đỏ và cá cơm than là cho chất lượng nước mắm cao nhất.
Ðiểm khác biệt của nước mắm Phú Quốc là cá cơm được trộn tươi trên tàu, giúp giữ cho thịt cá không bị phân huỷ, nước mắm có hàm lượng đạm cao nhất, không có mùi hôi.
Sự khác biệt của nước mắm Phú Quốc là màu cánh gián đặc trưng, hoàn toàn tự nhiên chứ không bằng cách pha màu như những nơi khác. Màu cánh gián này có được nhờ cách ướp tươi còn máu trong thân cá và thời gian ủ trong thùng gỗ tới 12 tháng.
Được sản xuất tập trung tại huyện đảo Cát Hải của thành phố Hải Phòng, thuộc một trong những làng nghề ngon có tiếng.
Nước mắm Cát Hải được chế biến theo phương thức cổ truyền qua kĩ thuật chọn cá nguyên liệu, thao tác đánh quậy, lên muối và phương pháp gia nhiệt bằng ánh nắng mặt trời, kích thích bằng sự lên men trong chượp.
Nước mắm Cát Hải có mùi thơm nhẹ đặc trưng và cũng thường có vị mặn hơn một số dòng nước mắm khác tại Việt Nam, thường được sử dụng để chế biến các món ăn.
Từ một nghề truyền thống địa phương hình thành từ thế kỉ 18, nước mắm Phan Thiết trở thành đặc sản nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng.
Nước mắm Phan Thiết chủ yếu được làm từ cá cơm và nhiều loài các khác tùy vào mỗi lần tàu về và muối hạt.
Mắm tại đây được chế biến theo phương pháp cổ truyền là chượp ướp trong lu và lu được đậy kín phơi ngoài trời thay vì để trong nhà như thùng lều.
Bằng cách này, quá trình ủ chượp dưới trời nắng và gió nhiệt độ trung bình cao, độ ẩm thấp tác động tích cực đến cơ chế lên men - điều mà khó có địa phương nào được ưu đãi như vùng cực Nam Trung bộ.
Không giống những làng nghề chế biến nước mắm được chiết xuất từ cá biển, nước mắm Trà Vinh nổi bật với đặc trưng được làm từ rươi - một loại sinh vật có đặc tính sinh sản tự nhiên, không cần nuôi dưỡng. Nhờ đó, khi thưởng thức những giọt mắm rươi, thực khách sẽ cảm nhận được vị thơm và vị đậm đà đặc trưng.
Hương vị nước mắm rươi rất riêng, hậu ngọt, lại có màu tự nhiên như màu mật ong nên rất bắt mắt. Nước mắm rươi dùng kho cá hay làm nước chấm đều rất ngon.