Hòa Phát đề xuất bổ sung quy hoạch hơn 1.600 ha làm loạt dự án lớn tại KKT Dung Quất

Trước đề nghị làm khu tái định cư tại khu đất 128 ha ở xã Bình Dương, tỉnh Quàng Ngãi đề nghị doanh nghiệp cân nhắc lại tính khả thi của dự án.

Chiều 24/11, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã có buổi làm việc với Tập đoàn Hòa Phát và đi kiểm tra một số dự án trên địa bàn Khu Kinh tế (KKT) Dung Quất.

Trong buổi làm việc, đại diện CTCP thép Hòa Phát Dung Quất (Hòa Phát Dung Quất) đã đề xuất với diện tích khoảng 300 ha ở phía nam Khu liên hợp 1 và 2 qua đường Trì Bình - Dung Quất, thuộc xã Bình Đông để đầu tư dự án Nhà máy sản xuất hợp kim sắt.

Ngoài ra doanh nghiệp đề nghị bổ sung quy hoạch 79 ha để mở rộng dự án Nhà máy Hòa Phát Dung Quất 2; 796 ha thuộc địa phận xã Bình Thuận để đầu tư dự án Hòa Phát Dung Quất 3; bổ sung 361 ha về phía tây của khu công nghiệp để mở rộng quy hoạch Khu công nghiệp Hòa Phát. 

Công ty đề nghị bổ sung 128 ha tại xã Bình Dương để đầu tư Khu dân cư đô thị hỗn hợp phục vụ tái định cư cho các dự án.

Hòa Phát đề xuất bổ sung quy hoạch hơn 1.600 ha làm loạt dự án lớn tại KKT Dung Quất - Ảnh 1.

KKT Dung Quất. (Ảnh: Báo Quảng Ngãi).

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất chuyển đổi toàn bộ 600 ha đất thuộc quy hoạch Khu đô thị Dốc Sỏi và Khu Đô thị - Công nghiệp Dung Quất (trừ giai đoạn 1A) và 175 ha tại điểm kết nối đường Trì Bình - Dung Quất, đường cao tốc sang đất đô thị, thương mại, dịch vụ.

Tại khu vực Đông Bắc của Khu Kinh tế Dung Quất, đối với vị trí 300 ha theo đề xuất của Hòa Phát Dung Quất, tỉnh thống nhất chuyển sang quy hoạch đất công nghiệp. 

Đối với vị trí 79 ha, đề nghị Hòa Phát Dung Quất làm việc, trao đổi với các doanh nghiệp khác để thương lượng, thỏa thuận và chuyển đổi vị trí, để việc đầu tư được đồng bộ. Phần đất 361 ha giao Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN tỉnh làm việc lại với Bộ Quốc phòng trong thời gian đến.

Đối với khu 796 ha tỉnh thống nhất đưa vào quỹ đất dự trữ phát triển. Riêng đối với khu đất 128 ha ở địa phận thuộc xã Bình Dương, địa phương đề nghị doanh nghiệp cân nhắc lại tính khả thi của dự án, đặc biệt là ý tưởng đầu tư để tái định cư.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.