Sẽ có 273.000 liều vắc xin phòng bệnh dại trong tháng 5/2018 | |
Sử dụng vắc-xin mới trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng: Những điểm mới cần lưu ý |
Vắc xin này được nghiên cứu sản xuất từ tháng 1/2015 - 1/2018, có tên gọi IVACFLU-S, ngừa được 3 chủng, gồm A/H1N1/09, A/H3N2 và cúm B. Quy trình sản xuất được đánh giá chất lượng tại Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế đạt các tiêu chuẩn chất lượng đã được thiết lập, đủ số lượng sử dụng trong nghiên cứu; quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Cúm có thể gây biến chứng nặng cho trẻ nhỏ. (Ảnh: Khánh Chi) |
Kết quả kiểm định chất lượng và nghiên cứu tiền lâm sàng (trên động vật thí nghiệm) cho thấy, vắc xin IVACFLU-S đạt tiêu chuẩn chất lượng; đạt yêu cầu về an toàn, dung nạp tốt theo đường tiêm bắp và tạo được đáp ứng miễn dịch tốt trên động vật thí nghiệm phù hợp với khuyến cáo của WHO và quy định của VN.
Với thành công này, IVAC đề xuất cơ quan quản lý nhà nước công nhận dây chuyền sản xuất vắc xin cúm nói trên ở quy mô 1,5 triệu liều/năm đủ điều kiện sản xuất vắc xin cúm dự tuyển sử dụng cho người; đăng ký cấp phép lưu hành vắc xin cúm mùa do IVAC sản xuất. Nếu được đưa vào sản xuất, đây là lần đầu tiên VN nghiên cứu sản xuất thành công vắc xin này.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cúm mùa có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Với trẻ em, người lớn tuổi, người bệnh mãn tính, cúm mùa có thể diễn biến nặng, biến chứng, tử vong. Tại VN, trong 10 năm gần đây, hằng năm ghi nhận khoảng 1 - 1,8 triệu người mắc hội chứng cúm, chủ yếu do các chủng vi rút cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B gây nên; có xu hướng gia tăng vào mùa đông, mùa xuân.
Nguy cơ thiếu vắc xin phòng dại vào mùa hè?
Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các viện… yêu ... |
Bác sĩ nhi chỉ cách phân biệt ho gà và ho thường ở trẻ
Thời gian gần đây, các tỉnh thành phía Nam liên tục ghi nhận nhiều trường hợp trẻ mắc ho gà có biến chứng nặng. Đây ... |
Vắcxin CombE Five được triển khai tiêm trước tại 4 tỉnh
Vắcxin ComBe Five do Ấn Độ sản xuất sẽ được sử dụng để thay thế cho vắcxin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng ... |