Càn Long tên thật là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch (1711 - 1799) là Hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh; nhưng trên thực tế là Hoàng đế thứ 4 sau khi nhập quan. Năm 1736, ông lên ngôi Hoàng đế và lấy niên hiệu là Càn Long. Ông còn được biết tới với tên gọi Thanh Cao Tông.
Hoàng đế nhiều cái nhất
Trong lịch sử Trung Hoa, Càn Long đế là vị vua sở hữu nhiều kỷ lục nhất: sống thọ nhất (88 tuổi), cai trị lâu nhất (60 năm) và sống xa hoa nhất triều Thanh. Bên cạnh đó, ông cũng là một trong số ít Hoàng đế phong lưu của quốc gia này.
Vào thời Càn Long, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng tối đa, khoảng 14.000.000 km², so với 9.600.000 km² hiện tại (theo Wikipedia). Đế vương này cũng thường xuyên đi viễn chinh và thu nạp nhiều phi tần cũng như quan thần, trong đó có cả quan tốt và xấu; tiêu biểu là lộng thần tham ô Hòa Thân.
Nhắc tới Hòa Thân, hẳn ai cũng nhớ tới bộ phim truyền hình nổi tiếng Trung Quốc một thời có nhan đề là Tể tướng Lưu gù. Tuy nhiên, hình ảnh vua Càn Long còn được xây dựng lại trong bộ phim Hoàn châu cách cách. Có thể nói, chuyện đời của Càn Long đế không chỉ nổi tiếng trong sách sử mà còn truyền cảm hứng cho điện ảnh.
Hình ảnh vua Càn Long trong bộ phim "Hoàn châu cách cách" do nam diễn viên Trương Thiết Lâm thủ vai (Ảnh: Internet)
Được ông nội Khang Hi hết mực yêu thương từ nhỏ, lại được 2 phi tần của ông nội chăm bẵm nên Càn Long bị ảnh hưởng khá nhiều từ Khang Hi đế, đặc biệt là cách cai trị đất nước.
Thời Càn Long đế, kinh tế, xã hội và chính trị của Trung Hoa ở vào thời kỳ hưng thịnh nhất của vương triều nhà Thanh. Cũng giống như ông nội, Càn Long hay đi vi hành. Nhưng mục đích vi hành của ông tập trung vào việc hưởng thụ là chính, còn chiêu mộ nhân tài hay tìm hiểu đời sống nhân dân chỉ là phụ. Trong những lần đi vi hành, vua Càn Long cũng tuyển vào cung không ít mỹ nhân để hầu hạ mình. Bởi lẽ đó, Càn Long đế cũng được mệnh danh là một vị vua phong lưu, đa tình bậc nhất Trung Hoa. Ông có khoảng 40 thê thiếp, chưa kể những người đã được phong sắc.
Là người thông minh từ nhỏ, lại ham học hỏi nên Càn Long đế rất chú trọng việc phát triển văn hóa dân tộc. Ông là vị vua có nhiều đóng góp cho nền văn chương cổ của Trung Hoa. Chính Càn Long là người tổ chức biên soạn bộ sách đồ sộ nhất lịch sử Trung Quốc có nhan đề Tứ khố toàn thư, bao gồm 74.070 quyển, chia làm 3.457 loại. Đây là bộ sách tổng hợp tư tưởng và văn hóa Trung Hoa cổ đại, được biên soạn vào năm 1773.
Bức họa chân dung vua Càn Long (Ảnh: Wikipedia)
Xét về độ xa hoa, Càn Long cũng được nhớ tới là vị vua "chịu chơi" nhất triều Thanh. Ông hay tổ chức đại tiệc trong cung, cũng thường xuyên ra ngoài Tử Cấm Thành đi tìm thú vui ở những nơi có ca kĩ.
Theo tài liệu sử ghi chép, năm Càn Long đế mừng thọ 60 tuổi, ông đã gọi quan lại trong nước và sứ thần nước ngoài tới dự. Cung đình bấy giờ được trang hoàng rực rỡ, treo đèn kết hoa, bên lề đường xây dựng các sân khấu biểu diễn để dành cho các gánh hát.
Lần mừng thọ 80 tuổi, vua Càn Long còn tổ chức một buổi yến tiệc cho gần 6.000 người tham sự. Ước tính chi phí cho hai lần mừng đại thọ tốn đến mười triệu lạng bạc bấy giờ.
Hoàng đế dâm đãng giết con để lấy lòng mỹ nhân
Người Trung Quốc thường nói hổ dữ cũng không ăn thịt con. Nhưng Hán Thành Đế lại giết chính con của mình để vừa lòng ... |
Vị hoàng đế Trung Hoa sắc phong đàn ông làm hoàng hậu
Không thể tin rằng dù có trong tay hàng ngàn cung tần mỹ nữ, vị vua này lại mê nhan sắc người tình đồng giới, ... |
Hoàng đế máu lạnh Tần Thủy Hoàng và cái chết thách thức hậu thế
Xung quanh cái chết của Tần Thủy Hoàng, hiện vẫn tồn tại 2 luồng quan điểm trái chiều. |