Học sinh đề xuất 3 giải pháp vì thiếu ngủ trầm trọng

Hai học sinh Trần Thùy Trang và Phạm Thị Khánh Vy, lớp 12 chuyên toán Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học "Vấn đề thiếu ngủ của học sinh THPT".
hoc sinh de xuat 3 giai phap vi thieu ngu tram trong Hải Dương: Mua sách tham khảo để đánh giá thi đua của trường, Phòng GD&ĐT nhận sai
hoc sinh de xuat 3 giai phap vi thieu ngu tram trong Dự thảo cho phép trẻ 3 tháng tuổi được 'đi lớp': Liệu có trả đủ lương cho giáo viên?
hoc sinh de xuat 3 giai phap vi thieu ngu tram trong Thái Bình: Làm rõ 'lỗi sai' trong đề kiểm tra học kì môn Ngữ văn lớp 8
hoc sinh de xuat 3 giai phap vi thieu ngu tram trong Nếu xóa bỏ Phòng GD&ĐT quận/huyện thì ngành sẽ 'loạn'?

Xuất phát từ thực tế thường xuyên thấy bạn bè đến trường là “ngủ gà ngủ gật” ngay từ tiết đầu và chính bản thân cũng đã trải qua thời gian đi học trong tình trạng uể oải “mắt mở không nổi” nên Trần Thùy Trang và Phạm Thị Khánh Vy đã chọn vấn đề thiếu ngủ để thực hiện.

hoc sinh de xuat 3 giai phap vi thieu ngu tram trong
Hai tác giả nghiên cứu về giấc ngủ của học sinh đang giới thiệu nội dung của đề tài.

Từ đó, 2 học sinh xây dựng hệ thống câu hỏi về thời điểm thức dậy và thời điểm đi ngủ, thời khóa biểu học và sinh hoạt… và tiến hành khảo sát với gần 8.000 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12.

Trần Thùy Trang cho biết trong 7.300 phiếu khảo sát thu về có hơn 50% học sinh cho biết ngủ khá muộn, thường là sau 23 giờ và 20% sau 0 giờ và hôm sau thức dậy lúc 5 giờ 30 đến 6 giờ để kịp đến trường. Sau khi thống kê số lượng thời gian cụ thể dành cho giấc ngủ, 2 học sinh nói trên chỉ ra thực trạng thiếu ngủ của học sinh tại TP.HCM qua con số hơn 81,8% học sinh thường ngủ dưới 7 tiếng đồng hồ/ngày, 13,7% học sinh ngủ dưới 5 tiếng đồng hồ…

"Những con số trên cho thấy thực trạng thiếu ngủ của học sinh THPT ở TP đang ở mức báo động. Số giờ ngủ đang đi ngược với khuyến cáo được đưa ra là phải đảm bảo từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày với lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên", Thùy Trang nói.

Qua các câu trả lời của học sinh thực hiện phiếu khảo sát, Phạm Thị Khánh Vy đưa ra nguyên nhân hàng đầu gây ra thiếu ngủ là áp lực học tập, kiểm tra, thi cử… Đồng thời có gần 5.000 học sinh được khảo sát cho rằng việc sử dụng các mạng xã hội đã làm giảm thời gian dành cho việc ngủ. Như vậy việc sử dụng mạng xã hội không đúng cách cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Giải pháp cho học sinh

Thế nên theo những học sinh này, giải pháp để khắc phục tình trạng trên phải đến từ chính bản thân người học bằng cách sắp xếp thời gian học tập, vui chơi hợp lý.

Đặc biệt, 2 thành viên thực hiện đề tài này còn đề xuất 3 giải pháp với các cơ quan chức năng: “Trước hết lùi giờ học của tiết 1 buổi sáng vì giờ vào học của nhiều trường THPT trên địa bàn TP hiện là 6 giờ 45. Như vậy là quá sớm. Các nghiên cứu cho thấy hormone gây ra sự buồn ngủ hoạt động từ 22 giờ 45 đến 8 giờ. Nếu giờ vào học là 7 giờ 30 thì rất lý tưởng.

Giải pháp thứ 2 là nhà trường thay đổi thời khóa biểu cho phù hợp. Qua khảo sát, chúng em thấy nhiều trường sắp xếp thời khóa biểu chưa hợp lý. Chẳng hạn, buổi sáng học sinh phải học 5 tiết, buổi chiều học thêm 2 tiết nhưng không phải tiết 1, 2 hoặc tiết 3, 4, mà là tiết 2, 3… Nhiều bạn nhà xa trường không thể về nhà, buổi trưa phải ở lại chờ học buổi chiều rất mệt mỏi.

Giải pháp thứ 3 là giảm bớt bài tập về nhà cho học sinh để các bạn không phải thức quá khuya. Trong quá trình khảo sát, nhiều bạn đã tâm sự với chúng em là phải thức đến 1giờ sáng làm bài tập".

hoc sinh de xuat 3 giai phap vi thieu ngu tram trong Dự thảo cho phép trẻ 3 tháng tuổi được 'đi lớp': Liệu có trả đủ lương cho giáo viên?

Thiếu thực tế, tạo thêm áp lực cho giáo viên... là những băn khoăn của giáo viên mầm non trước dự thảo Luật Giáo dục ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.