Học sinh miền núi Quảng Trị mình trần băng sông đến trường

Nhà ở bên kia sông Đăkrông, nhiều học sinh cấp một, hai ở Quảng Trị phải thay quần áo rồi băng sông đến trường. 
hoc sinh mien nui quang tri minh tran bang song den truong
Nhóm học sinh cấp một mặc lại áo quần sau khi lội qua sông. Ảnh: Th.Hiếu

Thôn A Liêng (xã Tà Rụt, Đăkrông) nằm trên vùng đất bằng phẳng, phía bên kia sông Đăkrông. Nhiều năm qua, người dân và học sinh nơi đây muốn ra bên ngoài giao dịch hoặc học hành đều phải băng qua sông Đăkrông.

Vào mùa hè, nước cạn ngang đầu gối người lớn nên trẻ em có lội nước đi học. Các em cởi hết áo quần dài, cặp sách và quần áo đưa lên cao khi băng qua sông. Qua bờ bên kia, các em mặc lại quần áo để đến trường.

Vừa lội qua sông, em Hồ Văn Hiêng, học sinh lớp 5 cho hay sáng nào cũng phải lội đến trường. "Nhiều hôm dậy sớm, nước rất lạnh, rất sợ nhưng em vẫn phải đi", Hiêng nói.

Mỗi ngày chị Hồ Thị Chiêng, 24 tuổi, phải lội qua sông nhiều lượt để đưa đón con đi học và đưa nông sản ra đường Hồ Chí Minh bán.

Chị Chiêng từng chứng kiến khi nước to, nhiều cháu lội sông bị ngã, sách vở ướt hết, cặp cũng trôi.

hoc sinh mien nui quang tri minh tran bang song den truong
Con sông rộng hàng trăm mét, song hàng ngày các em vẫn phải băng qua để đến trường. Ảnh: Th.Hiếu

Vào mùa lũ, người dân bơm ruột lốp ôtô rồi cho trẻ ngồi lên, bố mẹ lội sông đẩy con đi học. “Những ngày lũ nước dâng cao, người dân không dám mạo hiểm đưa con đi nên phải cho nghỉ ở nhà, có khi cả tuần lễ”, chị Chiêng kể.

Thôn A Liêng có 84 hộ dân với trên 340 nhân khẩu, trong đó 70 học sinh ở các cấp học hàng ngày phải lội qua sông Đăkrông rộng gần 100 mét sang trung tâm xã đi học. Các em phần lớn học tại hai điểm trường A Vương và A Đăng, thuộc Trường tiểu học Tà Rụt.

Thầy giáo Nguyễn Văn Bình, Hiệu trưởng trường Tiểu học Tà Rụt cho biết, dù đi lại vất vả, ngày hai lần lội sông,

các em vẫn rất ham học. Nhà trường thường xuyên nhắc nhở phụ huynh đưa các em đi học để đảm bảo an toàn. Về mùa mưa, trường khuyến cáo các em tìm nhà người thân quen ở bên này sông để ở nhờ.

Hàng năm xã Tà Rụt hỗ trợ áo phao, kết hợp tuyên truyền người dân không qua sông vào mùa mưa lũ.

“Việc xây cầu lớn bắc qua con sông rộng hơn trăm mét vượt quá khả năng của xã”, ông Hồ Văn Nhiếp, Chủ tịch xã Tà Rụt nói.

Huyện Đakrông có 8 thôn chưa có cầu qua sông, suối. Xã Tà Rụt có thôn A Liêng sống trong vùng cô lập có số học sinh băng sông đến trường đông nhất.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.