Thêm nhiều ngành mới theo xu hướng | |
Chỉ tiêu: thầy cô khổ 10, phụ huynh cũng khổ không kém | |
ĐH Ngoại thương tăng 100 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 |
TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) cho biết năm 2018, Bộ GDĐT vẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia cho 2 mục đích: xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH. So với năm 2017, đề thi THPT quốc gia năm nay có sự khác biệt, cụ thể là đề thi sẽ có nội dung kiến thức của cả khối 11 và 12.
Theo đó, đề thi vẫn có 2 tổ hợp bộ môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, thí sinh sẽ được đăng ký nhiều nguyện vọng khi làm hồ sơ. Hầu hết các trường ĐH đều tuyển sinh theo quy chế của Bộ GDĐT, chỉ tuyển sinh mỗi năm 1 lần và dự kiến ít nhất sẽ có 70% các trường ĐH xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
Có một số trường sẽ dành chỉ tiêu để xét tuyển dựa vào kết quả học bạ, một số trường lại có thêm kỳ kiểm tra năng lực hoặc một kỳ thi riêng song hành với việc sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
Học sinh hào hứng tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh |
TS. Lê Thị Thanh Mai cũng cho biết, hiện nhiều trường có xu hướng mở rộng việc xét tuyển học sinh giỏi, học sinh các trường có điểm bình quân kỳ thi THPT quốc gia cao qua các năm. Ngoài ra, các trường còn dành những học bổng “khủng” cho các học sinh tiềm năng, học sinh ưu tú, có kết quả thi THPT quốc gia xuất sắc.
TS Mai nhấn mạnh: “Cơ hội đến với các em rất nhiều, nhưng đừng vì vậy mà làm mất đi phương hướng lựa chọn ngành nghề, các em phải lấy xuất phát điểm từ việc chọn ngành nghề mà mình đam mê”.
Em Nguyễn Đình Quốc Tuấn (lớp 12CL) hỏi: “Em nghe nói ngành sư phạm năm ngoái lấy điểm không cao. Vậy chất lượng đào tạo liệu có đảm bảo không? Nếu như em chọn ngành sư phạm thì sau này ra trường có việc làm không, vì em nghe nói hiện đang thừa rất nhiều giáo viên?”.
Trả lời câu hỏi này, ThS. Lê Ngọc Tứ (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) khẳng định: Một số ngành sư phạm năm qua lấy điểm rất thấp nhưng chỉ là một số trường đào tạo ngành sư phạm ở các tỉnh, còn chất lượng đầu vào của những trường sư phạm chất lượng cao. Đơn cử như hai trường sư phạm trọng điểm của cả nước là ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm TP.HCM vẫn lấy điểm chuẩn rất cao, ví dụ như ngành Sư phạm Toán 26,25 điểm; Sư phạm Anh, Hóa 26 điểm... Dự kiến, Bộ GDĐT sẽ ra quy định điểm sàn chung cho các trường sư phạm để đảm bảo chất lượng đầu vào.
“Tuy nhiên, hiện nay các trường sư phạm rất chú trọng đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng, nghiệp vụ của giáo viên trong tương lai. Sau 4 năm, sinh viên nào đạt chuẩn đầu ra theo kiểm định mới được ra trường.
Trong sự đổi mới của giáo dục phổ thông (bắt đầu từ 2019) cùng tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành sư phạm sẽ có sự thay đổi. Hiện nay, ngành sư phạm dù thừa giáo viên nhưng sẽ vẫn rất thiếu giáo viên chất lượng cao và thiếu giáo viên ở những ngành nghề khác. Hệ thống các trường tư thục, quốc tế hiện nay cũng đang rất cần giáo viên. Riêng TP.HCM sẽ cần rất nhiều sinh viên ngành sư phạm ra trường có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng được nhu cầu này”, ThS. Lê Ngọc Tứ phân tích.
Nhiều em cũng quan tâm đến ngành tâm lý với những chuyên ngành hẹp hơn, đến chính sách liên thông giữa trung cấp và cao đẳng và đặc biệt là ngành thương mại điện tử.
Theo TS. Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KH-XH&NV TP.HCM), các em học sinh cần chọn ngành học phù hợp với năng lực, sở thích, xu hướng việc làm và điều kiện kinh tế gia đình. Theo đó, các em phải xác định được “mình sẽ làm công việc gì trong 4 năm tới”, không lựa chọn ngành nghề theo số đông.
“Rất nhiều sinh viên bị buộc thôi học do không bắt kịp chương trình, phương pháp học tập mới hoàn toàn so với bậc phổ thông. Vì thế ngay từ đầu các em phải xác định năng lực và đam mê của mình để xem có đủ sức vượt qua những khó khăn ở giảng đường ĐH hay không? Nếu không quản lý thời gian tốt, không có sự dấn thân thì khó có thể ra trường”, TS. Hạ cảnh báo.
Chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo (giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) đúc kết: “Không có ngành nghề nào “hot”, chỉ có con người “hot” trong ngành nghề đó mà thôi. Chính vì thế, bản thân mỗi người phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để bước vào đời”.
Thêm nhiều ngành mới theo xu hướng
Nhiều trường ĐH ngoài công lập tuyển thêm nhiều ngành học mới trong năm 2018. |
Chỉ tiêu: thầy cô khổ 10, phụ huynh cũng khổ không kém
Nếu chỉ tiêu khiến thầy cô khổ sở 10 thì phụ huynh cũng đau đầu 10, vì họ không biết phải khuyên con em mình ... |
ĐH Ngoại thương tăng 100 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018
Trong mùa tuyển sinh 2018, ĐH Ngoại thương tăng 100 chỉ tiêu tuyển sinh dành cho 2 ngành mới của trường là Logistics và Quản ... |
Giáo dục 06:45 | 15/05/2019
Giáo dục 20:00 | 04/04/2019
Giáo dục 07:06 | 03/04/2019
Giáo dục 19:22 | 01/04/2019
Giáo dục 10:16 | 01/04/2019
Giáo dục 11:20 | 31/03/2019
Giáo dục 20:12 | 26/03/2019
Giáo dục 13:44 | 27/09/2018