Học trò của Nam Trung: 'Giới LGBT thường đạt đến tinh hoa trong nghề làm đẹp'

Chia sẻ với phóng viên, makeup Artist này chia sẻ mỗi tháng thu nhập của nghề của Cao Tuấn Đạt trung bình trên 200 triệu VNĐ/ tháng.

hoc tro cua nam trung gioi lgbt thuong dat den tinh hoa trong nghe lam dep

Với chuyên đề "Những người đàn ông làm nghề phụ nữ", Ban biên tập đã đi tìm những người trẻ đã và đang tiệm cận đến tinh hoa của nghề mà họ đang theo đuổi. Những người đàn ông ở chuyên đề này đã vượt qua sự e ngại của bản thân và cái nhìn định kiến của xã hội để theo đuổi công việc mà mình yêu thích, làm tới cùng và trở thành người truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ, góp phần thay đổi quan niệm về nghề trong xã hội hiện đại.

Cao Tuấn Đạt là một thanh niên còn rất trẻ (sinh năm 1992). Khởi nghiệp từ nghề trang điểm (makeup) từ những năm 2010, Đạt hiện nay đã có Học viện dạy nghề riêng tại Hà Nội với tổng thu nhập từ nghề trung bình hàng tháng lên đến hơn 200 triệu VNĐ. Cậu học trò của chuyên gia trang điểm Nam Trung đã có những chia sẻ về con đường mình chọn, những định kiến và cả những thị phi, cạnh tranh khốc liệt từ nghề trang điểm.

hoc tro cua nam trung gioi lgbt thuong dat den tinh hoa trong nghe lam dep

- Khởi nghiệp từ việc thất bại trong sự học tại một Học viện thời trang, vì sao bạn vẫn quyết theo nghề trang điểm, làm đẹp?

Trước đó, mình rất thích nghề làm đẹp. Từ nhỏ đã thích người đẹp, quần áo đẹp, bất cứ thứ gì thuộc về phần nhìn là mình đều rất hứng thú. Sau khi học xong cấp ba thì gia đình cũng hướng nghiệp cho nghề này nghề kia nhưng vì yêu thích thời trang, làm đẹp nên nằng nặc xin mẹ cho đi học thời trang.

Học được một thời gian thì nhận thấy mình không phù hợp, cắt may cẩu thả, mình lại chuyển sang nghề làm tóc. Học làm tóc thì cũng không thấy mình có năng khiếu vì mình không tạo hình các mẫu tóc được, cuối cùng chuyển sang nghề trang điểm thì mới thấy đây chính là con đường mà mình nên đi.

hoc tro cua nam trung gioi lgbt thuong dat den tinh hoa trong nghe lam dep

- Lúc đó mới 18 tuổi, bạn thuyết phục gia đình ra sao để mọi người đồng ý với việc "con trai đi làm nghề của con gái"?

Cách đây gần chục năm thì nghề makeup cũng đã có những bước phát triển, nhất là đội ngũ nam giới làm nghề này rất đông. Chẳng qua do truyền thông chưa phát triển, ở thế hệ bố mẹ mình thì vẫn nghĩ nghề makeup là nghề của phụ nữ, chứ khi mình vào học nghề thì toàn học với các thầy.

Không biết nói thế nào, chứ những nghề mà thiên hạ vẫn gọi là "nghề của phụ nữ" như thiết kế thời trang, nấu ăn, trang điểm... thì tinh hoa lại thuộc về nam giới. Điển hình là thầy mình, chuyên gia trang điểm Nam Trung chẳng hạn.

hoc tro cua nam trung gioi lgbt thuong dat den tinh hoa trong nghe lam dep

- Bạn đã học với chuyên gia Nam Trung trong bao lâu? Bạn có ấn tượng gì về người thầy của mình?

Mình học nhiều từ thầy từ chuyên môn đến cách mà thầy truyền cảm hứng tới các học trò. Thầy rất "đanh đá", trên truyền hình thế nào thì ở ngoài y như vậy. Thế nhưng, cái nghiêm khắc ấy không phải là kiểu ghét bỏ mà là mong muốn học trò của mình tỉnh táo, tiếp thu và thực sự học tận tâm với nghề, yêu nghề và trân trọng nghề.

Có một lần trên truyền hình, thầy Nam Trung có hỏi một thí sinh là: "Làm makeup nhục lắm hay sao mà đi làm người mẫu?", câu hỏi này chỉ là tình huống trong màn phỏng vấn, nhưng mình cũng thấy đây là một vấn đề với người đã theo nghề.

Mình phải có sự tận tâm và nhiệt huyết, tìm hiểu và không ngừng học hỏi để có thể kiêu hãnh với nghề của mình.

hoc tro cua nam trung gioi lgbt thuong dat den tinh hoa trong nghe lam dep

- Tôi được biết giá makeup của bạn với cô dâu rất cao, dựa vào tiêu chí nào để bạn đưa ra một mức giá từ 3 đến 7 triệu cho một lần trang điểm?

Ngay từ khi học nghề, mình đã xác định phân khúc khách hàng của mình là nhóm khách hàng có thu nhập cao, có gu thẩm mĩ cao và yêu cầu cao từ các chuyên gia làm đẹp, cụ thể ở lĩnh vực của mình là trang điểm + làm tóc.

Nhìn qua mức giá bạn có thể thấy như vậy là rất cao, tuy nhiên một set mĩ phẩm dùng để makeup cho cô dâu của mình có thể lên tới hơn 40 triệu, gồm toàn bộ mĩ phẩm cao cấp, có xuất xứ rõ ràng. Không những thế, ngoài việc sử dụng mĩ phẩm cao cấp, bản thân của một chuyên gia trang điểm cần có nhiều kĩ năng về trang điểm, am hiểu mọi loại da, kiến thức về hình học, màu sắc, gu thẩm mĩ của khách, xu hướng makeup mới nhất. Nhìn chung, đắt xắt ra miếng, chứ không phải đắt một cách vô nghĩa.

-Bạn tìm những tệp khách đó ở đâu?

Trong thời gian học nghề với thầy Nam Trung thì mình may mắn có cơ hội được tiếp xúc với giới thượng lưu, nghệ sĩ nổi tiếng rất nhiều. Ban đầu, mình chỉ được phép đánh nền, nhưng sau dần, với sự học hỏi tự thân và chăm chỉ trong công việc, mình được thầy tin tưởng hơn.

Từ đó tay nghề được luyện nhiều, được tiếp cận nhiều với xu hướng làm đẹp và nhiều người đẹp với yêu cầu rất cao, mình trưởng thành từ đó. Khi về Hà Nội mở studio, các khách hàng cao cấp của mình mỗi khi ra Hà Nội đều nhớ tới Tuấn Đạt và giới thiệu thêm khách hàng là những người bạn của họ. Nhìn chung là "hữu xạ tự nhiên hương".

- Làm sao để bạn có thể thu hút được học viên theo học giữa rất nhiều học viện trang điểm ra đời trước đó?

Có lẽ mình phải cảm ơn mạng xã hội và truyền thông đã đưa hình ảnh của mình đến với nhiều người có nhu cầu, ngoài việc được người khác giới thiệu đến học thì các học viên của mình cũng theo dõi Đạt trên facebook cá nhân. Họ tin tưởng và cứ thế cái duyên gặp nhau thôi.

hoc tro cua nam trung gioi lgbt thuong dat den tinh hoa trong nghe lam dep

- Hiện tại, theo nghề đã gần chục năm, bạn thấy sự thay đổi về quan niệm cái đẹp ra sao?

Mình và các đồng nghiệp làm nghề này thường rất "nhạy" về xu hướng làm đẹp, vẻ đẹp trước kia và bây giờ cũng khác nhau rất nhiều. Xu hướng trang điểm cũng thế, trước kia bạn có thể nhìn lại hình ảnh của những năm 2010 là đánh mắt đậm, môi nhạt. Giờ thì phụ nữ lại muốn makeup theo hướng tự nhiên, trong suốt như sương.

Tuy nhiên, dù là xu hướng nào thì chuyên gia trang điểm cũng phải là người nắm bắt rõ phong cách, thần thái của người được trang điểm và cho họ một layout make up riêng, làm nổi bật phong thái, cốt cách của họ

Mình thấy rằng, giới LGBT rất thành công với nghề làm đẹp, họ vừa có cái tỉnh táo của nam giới, vừa có sự mềm mại của nữ giới, nên thường có cái nhìn về vẻ đẹp tổng thể, đa chiều và thường tạo ra những hot trend makeup.

- Hiện tại, gia đình bạn đã thay đổi cái nhìn về nghề makeup chưa?

Ngày trước mẹ mình chê lên chê xuống, giờ thì tháng này thấy có hơi vắng khách chút là kêu ầm lên rồi (Cười). Làm được bao nhiêu mình đều gửi mẹ quản lí nên mẹ biết thu nhập của mình từ nghề, mẹ cũng hãnh diện về con lắm!

hoc tro cua nam trung gioi lgbt thuong dat den tinh hoa trong nghe lam dep

- Bạn có chia sẻ gì với những người trẻ khi muốn theo đuổi nghề này không?

Làm nghề nào cũng vậy, khi đã quyết định theo thì bản thân phải có sự tâm huyết với công việc mình đã chọn. Sẽ có lúc công việc không như ý, sẽ có lúc cạnh tranh rất khốc liệt, nhưng khi đã chọn và cảm thấy mình hợp với nghề thì nên tận tâm, không ngại khó khăn. Bởi vì ngoài chuyện "lộc lá" trong nghề, thì muốn thành công bạn cần rất nhiều sự nỗ lực học tập để làm mình trở thành một người có kĩ năng chuyên môn cao.

- Cảm ơn Cao Tuấn Đạt, chúc bạn thành công hơn nữa trên con đường đã chọn.

hoc tro cua nam trung gioi lgbt thuong dat den tinh hoa trong nghe lam dep
chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.