![]() |
Nỗi ám ảnh sinh con của người Trung Quốc |
![]() |
Lo gây dựng sự nghiệp, phụ nữ Trung Quốc 'ngại' kết hôn |
![]() |
Chính sách một con kéo dài được cho là nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lý và hình thành hội chứng sợ trẻ con của người trẻ. Ảnh: Xinhua |
Sự việc một sinh viên đại học đánh đứa trẻ 4 tuổi chỉ vì gây ồn ào và làm hỏng không gian hẹn hò lãng mạn của cô này đang gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc và làm dấy lên làn sóng tranh cãi về hội chứng sợ trẻ con trong giới trẻ.
Trong khi nhiều phụ huynh phản đối hành động của cô gái, giới trẻ lại cho rằng các bậc phụ huynh nên xem xét lại cách dạy bảo con trẻ khi đi ăn hoặc đi chơi ở nơi đông đúc.
Đất nước của những người ghét trẻ con
Sau khi xem video, Yang Ming không giữ nổi bình tĩnh.
"Là một người cha, nếu bạn muốn tôi xin lỗi hay kiểm soát con mình, điều đó hoàn toàn hợp lý. Nhưng nếu một người trưởng thành đánh con, tôi cũng sẽ không nương tay dù hậu quả có như thế nào", Yang nói. Yang còn gọi những cư dân mạng ủng hộ hành động của cô gái kia là "ngu dốt".
Một cô gái tên Lin Yun nói có nhiều lý do khiến người lớn không thích trẻ con. Nhìn những đứa trẻ không ngoan, cô thậm chí còn ước gì mình không có con. Có lần, Lin chứng kiến lũ trẻ nghịch ngợm đến mức châm pháo vào đống phân bò, khiến chất thải văng bắn khắp nơi. Hình ảnh đó vẫn ám ảnh cô đến tận giờ.
Theo Global Times, sự ủng hộ của đám đông làm dấy lên câu hỏi vì sao ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc ghét trẻ con. Các chủ đề như làm thế nào để đối phó với đám trẻ con nhà họ hàng, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán, thường được tranh luận sôi nổi trên mạng. Tại đây, họ chia sẻ những tình huống dở khóc dở cười như lũ trẻ phá tanh bành phòng sách, tự tiện lấy đồ chơi hay phá hỏng đồ đạc. Cũng trên các diễn đàn thu hút đến hàng nghìn thành viên, nhiều người trẻ thậm chí tuyên bố "không sinh con" hay đơn giản là "ghét trẻ con".
"Cha mẹ khiến tôi cảm thấy mình như một gánh nặng với họ. Tôi cảm thấy chúng rồi cũng sẽ trở thành gánh nặng với tôi. Tôi không muốn chịu trách nhiệm cho cuộc sống của bất cứ ai", một người bình luận.
"Tôi sẽ không nuôi dạy con theo cái cách khủng khiếp mà tôi chứng kiến nhiều cặp bố mẹ đang làm hiện nay", một người khác bày tỏ quan điểm.
Lũ trẻ có gì đáng ghét
Trong một bài viết gần đây, tác giả Botongli cho rằng hội chứng ghét trẻ con là hệ quả của chính sách một con kéo dài tại Trung Quốc và phương pháp nuôi dạy con không đúng cách của cha mẹ.
"35 năm thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình đã cướp đi cơ hội tiếp cận trẻ nhỏ của ít nhất 2-3 thế hệ người Trung Quốc", Botongli viết. "Lướt qua các diễn đàn mạng, bạn cũng thấy nhiều người thiếu kiến thức về trẻ em như thế nào.
Tác giả cho hay ngoài thiếu kiến thức, nhiều người trẻ cũng không có quan hệ hòa thuận với cha mẹ. Họ bị đánh mỗi khi làm sai và buộc phải kiểm soát hành vi theo khuôn khổ của cha mẹ. Chính vì vậy, trong con mắt của nhiều người, những hành động đúng tuổi của lũ trẻ chỉ chứng tỏ rằng chúng rất nghịch ngợm và đáng ghét.
![]() |
Việc bị đánh từ khi còn nhở có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của cha mẹ và con cái. Ảnh minh họa: chinasmack |
Là con một trong gia đình, Sun Ting, 27 tuổi, chưa bao giờ biết chăm trẻ con, nhưng đó không phải lý do khiến cô ghét lũ trẻ. Theo Sun, nhiều phụ huynh không biết cách nuôi dạy con đúng cách, hay đơn giản là họ không bận tâm. Cô nhớ có lần đi tàu, cả gia đình nọ cởi giày và tất giữa đám đông. Họ vô tư cười đùa trong khoang hành khách, còn Sun không dám ăn gì ngày hôm đó.
"Cha mẹ nên là tấm gương cho con cái. Nhưng nhiều lúc, tôi thấy họ là tấm gương xấu thì đúng hơn. Điều khiến tôi khó chịu nhất là khi lũ trẻ quấy rầy người khác, phụ huynh lại nghĩ người lớn nên rộng lượng tha thứ vì chúng còn nhỏ", Sun nói.
20 năm trước, khi xu hướng di cư còn hạn chế, người dân trong các khu dân cư thường khá thân thiết và bỏ qua nhiều quy tắc để sống hòa thuận với nhau. Ở thị trấn nhỏ nơi gia đình Sun sinh sống, cha mẹ cô biết hết hàng xóm. Khi thấy lũ trẻ gây ồn ào, bà cũng không thể nói với bố mẹ chúng.
Trên Baobao Bashi, tác giả Yan Mu từng so sánh Trung Quốc - Nhật Bản và nói rằng trẻ em Nhật biết cách cư xử ở nơi công cộng hơn. Trên thực tế, người Nhật thường coi hành vi ứng xử thô lỗ là "đáng xấu hổ". Ngay từ nhỏ, trẻ đã được học cách không làm phiền người khác, do đó rất hiếm khi nghe một lời phàn nàn hay quát mắng ở nơi công cộng. Trong khi đó ở Trung Quốc, cha mẹ yêu cầu con biết phép tắc, nhưng chính họ cũng quên đi điều đó.
Video sinh viên đánh đứa trẻ 4 tuổi
Chứng kiến ngày càng nhiều đứa trẻ hư, Sun cũng không muốn có con. Thời của mẹ cô có khá nhiều nhà trẻ miễn phí, nhưng giờ đây các cơ sở đó không còn nữa. Gánh nặng chăm con với phụ nữ cũng lớn hơn.
"Vấn đề là trong xã hội hiện nay, người ta vẫn áp đặt quan niệm rằng phụ nữ phải yêu trẻ con. Còn nếu không, họ sẽ coi bạn như 'con quỷ máu lạnh'", Sun giãi bày.
Theo Sun, trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, sinh con là để nối dõi tông đường. Thậm chí không muốn, phụ nữ cũng sẽ bị ép làm điều đó. Ngày nay, nhiều bạn bè của Sun không muốn có con, nhưng trước áp lực gia đình, họ đành lòng nghe theo.