Hội nhà giàu Trung Quốc và Hong Kong đã mất bao nhiêu tiền trong cuộc chiến 'ăn miếng trả miếng' với Mỹ?

Những người giàu nhất Trung Quốc và Hong Kong đang toát mồ hôi đếm tiền rơi mất những tháng qua. Đây được xem là hậu quả của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và cuộc biểu tình của người Hong Kong.

400 người giàu nhất Trung Quốc đã mất tổng cộng 130 tỉ USD tài sản trong năm ngoái. Cuộc chiến thương mại tồi tệ với Hoa Kỳ đã làm bê trễ thêm nền kinh tế, và thị trường chứng khoán chứng kiến nhiều điều tồi tệ nhất kể từ 4 năm qua.

Tỉ phú Jack Ma mất hơn 2,2 tỉ USD trong năm qua

Theo Forbes, những người giàu nhất Trung Quốc trong năm nay chỉ cần có tài sản từ 1.060.000 tỉ USD đã được lọt vào bảng xếp hạng 400 người giàu nhất Trung . Giá trị trên giảm so với mức 1.190.000 tỉ USD trước đó.

 Năm ngoái, tổng tài sản trung bình của 400 người giàu nhất Trung Quốc là 1,7 tỉ USD, nay giảm 300 triệu USD, xuống còn 1,4 tỉ USD.

Jack Ma, người giàu nhất Trung Quốc vào đầu năm 2018, đã chịu thiệt hại khi chiến tranh thương mại nổ ra. Vào đợt thống kê tháng 3/2018 của Forbes, ông chủ sàn thương mại điện tử Alibaba sở hữu 39 tỉ USD, tăng 10,7 tỉ USD so với cùng kì năm 2017.

Đến tháng 3/2019, vị tỉ phú này chỉ còn sở hữu 37,3 tỉ USD. Đến nay, tổng tài sản của Jack Ma đã bị thổi bay nửa tỉ USD chỉ trong 5 tháng, còn 36,8 tỉ USD.

180918053804-01-jack-ma-0917-exlarge-169

Jack Ma: "Chiến tranh thương mại là điều ngu xuẩn nhất trên đời". (Ảnh: CNN).

Khi tham gia Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc vào tháng 11/2018, tỉ phú này thẳng thừng khẳng định: "Chiến tranh thương mại là điều ngu xuẩn nhất trên đời. Không ai có quyền ngăn chặn sự tự do thương mại".

Sự sụt giảm tài sản của Jack Ma cũng thổi bay vị trí người giàu nhất Trung Quốc của ông. Hiện tại, ông chủ Tập đoàn về internet Tencent Mã Hóa Đằng đang là người giàu nhất, với khối tài sản 37,7 tỉ USD.

Tuy nhiên, tài sản của Mã Hóa Đằng cũng đã sụt giảm đáng kể. Tháng 3 năm ngoái, vị tỉ phú này còn hẳn 45,3 tỉ USD. Chỉ trong 17 tháng, khối tiền này vơi đi 7,6 tỉ USD.

Ông Russell Flannery, Tổng biên tập của Forbes Trung Quốc, đánh giá: "Mức ảnh hưởng của toàn cầu hóa giữa Trung Quốc và thế giới càng ngày lớn. Thế giới đã giúp Trung Quốc trong việc tạo ra sự giàu có, và giờ đây thật đáng ngạc nhiên khi chúng ta đã nhìn thấy mức độ hủy hoại của tình hình thế giới với hệ thống của cải của nước này trong năm nay".

Tencent

Dù thế lực ngày càng lan rộng đến thị trường Đông Nam Á và Đông Bắc Á, Tencent vẫn lao đao trước thương chiến. (Ảnh: Investo).

Mới đây, khi thị trường chứng khoán lại đua nhau tuột dốc vì Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập liên tiếp "ăn miếng trả miếng"  tuyên bố trả đũa trong việc áp thêm mức thuế mới lên hàng hóa xuất khẩu của hai nước. Điều này khiến Forbes đã phải hạ mức ghi nhận tài sản trong Danh sách người giàu Trung Quốc xuống còn 840 triệu USD. Tạp chí này cho biết số tỉ phú đô la trong danh sách năm 2018 đã giảm xuống còn 86%, tức 344 người.

Biểu tình cuốn bay 20 tỉ USD của 10 người giàu nhất Hong Kong

Không chỉ Trung Quốc đại lục, các tỉ phú của đặc khu Hong Kong cũng đang lao đao. Ngoài chiến tranh thương mại, khối tài sản của các nhà tài phiệt còn bị cuốn đi theo đoàn người biểu tình suốt hơn 3 tháng qua. Giá trị ròng của những người giàu có nhất Hong Kong đã giảm 13% trong năm 2018.

Theo Bloomberg, khoảng 20 tỉ USD đã bị xóa sạch trong tài sản của 10 người giàu nhất Hong Kong kể từ khi cuộc biểu tình nổ ra cho đến cuối tháng 7.

Riêng người giàu nhất Hong Kong, ông Lý Gia Thành, đã mất 3 tỉ USD. Vị tỉ phú 90 tuổi hiện còn 27 tỉ USD giá trị tài sản ròng. Ông là nhà nhà đầu tư lớn trong cảng Hong Kong và nhà cung cấp điện thoại di động CK Hutchison Holdings.

Nhà phát triển bất động sản hàng đầu Hong Kong, tỉ phú Peter Woo, cũng đã mất đi hơn 1 tỉ USD kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu. Theo Bloomberg Billionaire Index, ông là người giàu thứ 8 ở Hong Kong.

ap_hong_kong_protest_2019

Cuộc biểu tình "vì tương lai" của dân Hong Kong khiến nền kinh tế lao đao. (Ảnh: Hawaii Public Radio).

Hội tài phiệt của đặc khu Hong Kong đang tích cực kêu gọi ngừng biểu tình. Tuần rồi, South China Morning Post đưa tin ông Lý Gia Thành cho chạy quảng cáo trên các tờ báo địa phương ở Hong Kong kêu gọi chấm dứt các cuộc biểu tình.

Quảng cáo có chữ "bạo lực" được bao phủ trong một dấu hiệu cấm với thông điệp: "Ngăn chặn sự tức giận và bạo lực nhân danh tình yêu". Quảng cáo được kí tên bởi "một cư dân Hong Kong Lý Gia Thành".

Tờ Business Insider thì cho biết Swire Pacific, chủ sở hữu của hãng hàng không Cathay Pacific của Hong Kong, cũng đưa ra tuyên bố kêu gọi chấm dứt "các hoạt động bất hợp pháp và hành vi bạo lực" của người biểu tình.

Tập đoàn tuyên bố: "Swire Pacific rất quan ngại về bạo lực và sự gián đoạn đang diễn ra ảnh hưởng đến Hong Kong". Tập đoàn này cũng cho biết họ hỗ trợ thực thi pháp luật và Giám đốc điều hành Hong Kong Carrie Lam tuyên bố sẽ cố gắng "trong nỗ lực khôi phục luật pháp và trật tự".

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.