Hợp tác công – tư chìa khoá để thành công

Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải liên kết với nhau cùng vượt qua khó khăn trong đó, hợp tác công – tư là động lực quan trong giúp doanh nghiệp phát triển. Đó là khảng định của bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công thương.

Mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu hướng hợp tác phổ biến hiện nay mà nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Việc gắn kết giữa nhà nước và khu vực tư nhân không chỉ chia sẻ những lợi ích mà còn giảm bớt những rủi ro trong quá trình triển khai các nhiệm vụ trong tâm của nhà nước đồng thời giảm bớt áp lực chi ngân sách nhà nước, tối ưu hoá hoạt động và chất lượng dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế.

hop tach cong tu chia khoa de thanh cong

Việc hợp tác công tư trong phát triển kinh tế đóng vai trò quan trong phát triển nền kinh tế, đảm bảo ổn định thị trường trong nước, một trong những chương trình trọng điểm đã mang lại hiệu và có sức lan toả lớn đó là chương trình “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã triển khai từ năm 2009 và cho đến nay chương trình đã được triển khai trong cả nước và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng, Vụ thị trường trong nước Bộ Công thương cho biết, khối doanh nghệp tư nhân đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển trung của cả nước, với định hướng đến năm 2020 sẽ có khoảng 1 triệu doanh nghiệp tư nhân đóng góp 49% GDP của cả nước. Các trương trình hợp tác công - tư đang được Bộ Công thương triển khai rông rãi trên cả nước với hàng loạt các chương trình trọng điểm như: chương trình bình ổn thị trường, kết nối cung cầu, phát triển thương mại nông thôn…

Xem thêm: Tin tức HÀNG HÓA - TÀI CHÍNH mới nhất trong ngày

Phát biểu tại hội thảo Tăng cường hợp tác công – tư và kết nối hàng Việt với các kênh phân phối tổ chức sáng nay tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh, với nỗ lực cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua, có thể thấy vai trò quan trong của kinh tế tư nhân, nhà nước đối sử bình đẳng giữa các doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không phải đối tượng quản lý, đây cũng là mục tiêu quan trọng để khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phát triển.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.