Huế ô nhiễm vì rác

Mang nhiều danh hiệu như thành phố di sản, thành phố du lịch, thành phố xanh du lịch ASEAN..., nhưng việc xử lý rác cho TP.Huế nhiều năm qua vẫn còn nhiều bất cập và nay đang chịu tồn đọng hơn 2.000 tấn rác.
hue o nhiem vi rac
Bãi chôn lấp Thủy Phương hiện tại cũng không đạt quy chuẩn, phát thải ô nhiễm ra môi trường

Nâng công suất, vẫn tồn đọng

Có mặt tại Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (thuộc Công ty CP đầu tư - phát triển Tâm Sinh Nghĩa, viết tắt Công ty Tâm Sinh Nghĩa) những ngày qua, PV tận mắt chứng kiến núi rác khổng lồ được chất đống chưa xử lý, bốc mùi kinh khủng.

Giám đốc nhà máy Trần Quang Tuấn thừa nhận hiện lượng rác thải tồn đọng trên lên tới hơn 2.000 tấn.

Được khánh thành và đưa vào hoạt động từ tháng 3.2005, Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (Thừa Thiên-Huế) của Công ty CP kỹ nghệ ASC thời điểm đó được quảng bá là một trong những mô hình tiên phong về công nghệ xử lý rác, biến rác “tái sinh” để trở thành những sản phẩm hữu ích, có lợi cho môi trường như: nhựa tái chế, phân bón vi sinh...

Đến năm 2006, Công ty CP kỹ nghệ ASC đã chuyển giao toàn bộ nhà máy, công nghệ cho Công ty Tâm Sinh Nghĩa, dự án được mở rộng từ 1,7 ha lên 4,2 ha, công suất xử lý từ 80 tấn/ngày lên 200 tấn/ngày.

Theo quy trình xử lý, rác thải sinh hoạt trên địa bàn do Công ty CP môi trường và công trình đô thị Huế thu gom, vận chuyển đưa về Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (đóng tại xã Thủy Phương, TX.Hương Thủy).

Tại đây, rác sẽ được phun hóa chất diệt ruồi, muỗi, khử mùi, phân loại, ủ thành phân và đốt.

Phần còn lại chủ yếu là rác trơ được đổ vào bãi chôn lấp Thủy Phương ở cạnh đó do Công ty CP môi trường và công trình đô thị Huế quản lý với tỷ lệ nhỏ hơn 10%.

Quy trình là như vậy, nhưng đến nay tại bãi rác vẫn thường xuyên tồn đọng khối lượng lớn gây ô nhiễm, làm bức xúc kéo dài cho người dân địa phương.

hue o nhiem vi rac

Núi rác khổng lồ hơn 2.000 tấn chưa được xử lý trong Nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa (Ảnh: B.N.L)

Chôn lấp chưa đạt chuẩn

Trước tình trạng rác tồn đọng gây ô nhiễm môi trường tại bãi rác Thủy Phương, ngày 31/7, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có công văn (số 5563/UBND-XD) chỉ đạo Công ty Tâm Sinh Nghĩa giảm khối lượng rác nhập để xử lý rác tồn đọng; Công ty CP môi trường và công trình đô thị Huế tiếp nhận nguồn rác còn lại do Công ty Tâm Sinh Nghĩa ngừng tiếp nhận để xử lý rác tồn đọng chôn lấp tại bãi rác Thủy Phương.

Tại kỳ họp HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa qua, trả lời chất vấn của cử tri, ông Phan Văn Thông, Giám đốc Sở TN-MT, cũng đã thừa nhận hiện trạng ô nhiễm tại nhà máy phát sinh liên quan đến lượng rác đang tồn đọng trong khuôn viên nhà máy.

Bên cạnh ô nhiễm do rác tồn đọng tại Nhà máy xử lý rác Thủy Phương, tại bãi rác Thủy Phương hiện do Công ty CP môi trường và công trình đô thị Huế quản lý cũng phát sinh ô nhiễm do nước rỉ rác và mùi hôi từ nước rỉ rác làm ảnh hưởng đến dân cư.

Theo ông Thông, hiện tại nước rỉ rác phát sinh được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí cưỡng bức và bãi lọc sinh học với công suất 250 m3/ngày (hệ thống này được cải tạo vào năm 2012 - 2014, do nguồn vốn hỗ trợ từ Hiệp hội Xử lý nước thải Cộng hòa Pháp (SIAAP) và ngân sách của thành phố), mặc dù có giảm đáng kể ô nhiễm vẫn chưa đảm bảo xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quy định.

Cũng theo ông Thông, để giải quyết vấn đề ô nhiễm tại bãi chôn lấp Thủy Phương, trong năm 2017, UBND tỉnh đã phê duyệt đầu tư dự án cải tạo bãi chôn lấp số 2 Thủy Phương, trong đó có đầu tư hạng mục nâng cấp hệ thống xử lý nước rỉ rác đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra môi trường.

Tuy nhiên, hiện nay dự án vẫn đang triển khai.

Bên cạnh đó, một dự án xử lý rác thải khác ở Phú Sơn (cùng TX.Hương Thủy) được UBND tỉnh giao cho Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh làm đầu mối lựa chọn nhà đầu tư Nhà máy xử lý rác thải Phú Sơn nhưng hiện vẫn trong giai đoạn đánh giá các tiêu chí về phần công nghệ xử lý rác thải do nhà đầu tư đề xuất.

Theo kế hoạch, dự kiến tháng 8/2018 công bố kết quả chọn nhà thầu. Sau đó, trong vòng 24 tháng, dự án hoàn thành thi công và đưa vào hoạt động.

“Thành tích” của Tâm Sinh Nghĩa

Không chỉ tại Huế, một số dự án xử lý rác thải liên quan Công ty CP đầu tư - phát triển Tâm Sinh Nghĩa ở các địa phương khác cũng từng tồn tại nhiều vấn đề.

Cụ thể, đầu năm 2018, Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT đã xử phạt gần 300 triệu đồng đối với Công ty CP đầu tư và phát triển Tâm Sinh Nghĩa vì vi phạm về môi trường tại Nhà máy xử lý rác thải Duy Tiên, Hà Nam.

Đồng thời yêu cầu công ty dừng ngay việc tiếp nhận rác thải sinh hoạt; khẩn trương xử lý lượng rác thải còn tồn đọng trong khuôn viên nhà máy, đảm bảo nước rỉ rác phải xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phép, trước khi thải ra môi trường...

Trước đó, tháng 10/2017, UBND tỉnh Long An yêu cầu UBND H.Thạnh Hóa không cho mở rộng diện tích đối với khu vực xung quanh Nhà máy xử lý rác (NMXLR) Tâm Sinh Nghĩa (xã Tân Đông, H.Thạnh Hóa)... sau khi Báo Thanh Niên phản ánh về việc NMXLR này thành kho chứa rác.

Thời điểm này, NMXLR Tâm Sinh Nghĩa tồn đọng gần 20.000 tấn rác, gây ô nhiễm môi trường. Trước những bức xúc của người dân, UBND tỉnh Long An đã vào cuộc giải quyết nạn rác tồn đọng gây ô nhiễm môi trường tại đây.

Cũng trong năm 2017, Công an H.Thạnh Hóa, Long An phải vào cuộc điều tra, Hội Nhà báo tỉnh Long An cũng lên tiếng về việc 3 PV ở Long An bị hành hung khi đến tìm hiểu, ghi nhận ý kiến bức xúc của người dân về việc NMXLR Tâm Sinh Nghĩa xả thải trực tiếp ra kênh gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh.

Thanh Niên

hue o nhiem vi rac Âu thuyền Thọ Quang - Đà Nẵng ngập ngụa rác thải, bốc mùi hôi thối

Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) đang bị rác thải 'tấn công' khiến ô nhiễm.

hue o nhiem vi rac Hồ muối nổi tiếng Trung Quốc lâm nguy vì rác thải nhựa du khách bỏ lại

Hồ muối Chaka, Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ rác thải nhựa du khách bỏ lại.

hue o nhiem vi rac Làm đường từ rác thải, nhựa tái chế

Công nghệ trên đến với kỹ sư Toby McCartney rất tình cờ, khi ông còn làm việc ở miền Nam Ấn Độ cho một tổ ...

Tag:
chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.