Hướng dẫn cách tính trợ cấp thôi việc 2019

Khi người lao động thôi việc tại doanh nghiệp, ngoài các khoản được hưởng như bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp… thì người lao động còn được hưởng thêm trợ cấp thôi việc từ doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động, khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10, Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật BHXH và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

huong dan cach tinh tro cap thoi viec 2019
Ảnh minh họa.

Trường hợp được hưởng trợ cấp lao động

Các trường hợp được hưởng trợ cấp lao động quy định tại Điều 48 Bộ Luật Lao động năm 2012 như sau: người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong các trường hợp sau:

- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ Luật Lao động năm 2012.

- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

- Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

- Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

- Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ Luật Lao động năm 2012.

- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ Luật Lao động năm 2012; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc

- Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ Luật Lao động năm 2012.

- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ Luật Lao động năm 2012.

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không thuộc các trường hợp được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 37 Bộ Luật Lao động năm 2012 hoặc không báo trước cho người sử dụng lao động đúng thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Bộ Luật Lao động năm 2012.

- Người lao động đã không làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.

- Người lao động đã được hưởng trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 Bộ Luật Lao động năm 2012.

- Người lao động đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm năm 2013.

Cách tính trợ cấp thôi việc

Việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động dựa trên nguyên tắc: Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Trong đó, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Ví dụ: Anh A làm việc cho công ty B 5 năm. Tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi thôi việc của anh A là 8 triệu đồng/tháng => Tiền trợ cấp thôi việc của anh A là 5 năm x 4 triệu đồng = 20 triệu đồng.

Thủ tục hưởng trợ cấp thôi việc

Theo Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp: Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế.

Người lao động không cần phải chuẩn bị giấy tờ gì để làm thủ tục hưởng trợ cấp thôi việc.

huong dan cach tinh tro cap thoi viec 2019 Quy định mới về thời gian tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm

Nghị định nêu rõ, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm ...

huong dan cach tinh tro cap thoi viec 2019 Căn cứ nào để xác định mức trợ cấp thôi việc?

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.