Theo Quy hoạch Giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đường vành đai 3 Hà Nội có tổng chiều dài khoảng 68 km.
Hiện nay, vành đai 3 đã đầu tư xây dựng được 54 km đoạn tuyến Nội Bài - Quang Minh - Cầu Thăng Long - Linh Đàm - Thanh Trì - Phù Đổng - Việt Hùng. Còn lại đoạn tuyến từ Việt Hùng (cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên) đến đường Võ Văn Kiệt dài khoảng 14 km chưa được đầu tư xây dựng.
Tháng 7/2023, dự án đường vành đai 3 đoạn qua huyện Đông Anh đã được HĐND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư, chia thành hai dự án thành phần, trong đó dự án thành phần 1 là bồi thường, hỗ trợ tái định cư và thực hiện GPMB.
Thông tin từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh (chủ đầu tư), vành đai 3 qua huyện Đông Anh có tổng chiều dài khoảng 14,9 km, điểm đầu nằm tại nút giao cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; điểm cuối giao với đường Võ Văn Kiệt.
Tuyến đường đi qua địa bàn 9 xã thuộc Đông Anh, bao gồm: Liên Hà, Việt Hùng, Uy Nỗ, Thị trấn Đông Anh, Tiên Dương, Vân Nội, Nguyên Khê, Bắc Hồng và Nam Hồng. Tổng diện tích cần thu hồi đất trong khu vực dự án là 130,8 ha. Về hiện trạng, khu vực dự án đi qua chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm 95,4 ha; đất ở đô thị chiếm 9,7 ha; đất ở nông thôn chiếm 0,7 ha; đất giao thông 19,4 ha...
Để thực hiện, dự án sẽ thu hồi tổng cộng 415 hộ dân, 1 miếu thờ và 341 ngôi mộ và một số công trình như UBND thị trấn Đông Anh, Trung tâm Y tế Thị trấn Đông Anh, Sân vận động Lương Nỗ (xã Tiên Dương) và một số hệ thống điện cao thế 110kV...
Tổng mức đầu tư của dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và thực hiện GPMB đường vành đai 3 qua huyện Đông Anh là 2.406 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường hỗ trợ GPMB là 2.342 tỷ đồng, chi phí di chuyển hạ tầng kỹ thuật là 41 tỷ đồng.
Theo tiến độ phê duyệt trong chủ trương đầu tư, dự án vành đai 3 qua huyện Đông Anh sẽ thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2028, trong đó hạng mục giải phóng mặt bằng có tiến độ 12 tháng.
Nói thêm về tuyến vành đai 3 qua huyện Đông Anh, hạng mục thi công xây dựng tuyến đường sẽ có mặt cắt ngang 68 m, sơ bộ tổng mức đầu tư 5.413 tỷ đồng. Như vậy, tổng mức đầu tư cho cả hai dự án thành phần của vành đai 3 qua huyện Đông Anh là gần 8.000 tỷ đồng.
Vào chiều 4/7/2023, tại Kỳ họp thứ 12, các đại biểu HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận Đông Anh.
Cụ thể, Nghị quyết quyết nghị thành lập quận Đông Anh, thành phố Hà Nội và 24 phường trên cơ sở nguyên trạng 185,68 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 437.308 người của huyện Đông Anh hiện có.
Theo Tờ trình của UBND Thành phố, Đông Anh là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên 185.68km2, quy mô dân số đạt hơn 400.000 người, có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc; nơi tập trung nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch.
Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường sắt chạy qua là các tuyến nối trung tâm thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lào Cai; đặc biệt địa bàn huyện cách Sân bay quốc tế Nội Bài 13 km - cửa ngõ thông thương với quốc tế đã tạo cho Đông Anh nhiều lợi thể phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội.
Song song với tiến trình lên quận, Đông Anh cũng đang được tập trung đầu tư các dự án hạ tầng lớn. Ngoài dự án vành đai 3, trong tháng 8/2023, Hà Nội đã duyệt đầu tư 10 dự án hạ tầng quy mô lớn khác tại Đông Anh.
Các dự án này bao gồm: Xây dựng tuyến đường gom quốc lộ 3 (mới) qua UBND xã Vân Hà đến hết địa phận Đông Anh (dài 1,8 km; rộng 40 m; 278 tỷ đồng); xây dựng tuyến đường từ Hoàng Sa đến đường sắt Hà Nội - Lào Cai (3,7 km; rộng 50 m; 1.239 tỷ đồng).
Xây dựng tuyến đường LK50, đoạn từ quốc lộ 3 cũ đến đường Thư Lâm (dài 5,9 km; rộng 50 m; 1.303 tỷ đồng); xây dựng tuyến đường LK51 đoạn từ quốc lộ 3 mới đến đường Uy Nỗ (dài 5,7 km; rộng 40 m; 1.168 tỷ đồng).
Xây dựng tuyến đường LK53 đoạn từ đường kinh tế miền Đông (bốt cầu Tây) đến hết địa phận huyện Đông Anh (dài 1,3 km; rộng 25 - 40 m; 261 tỷ đồng); xây dựng tuyến đường LK54 kết khu tái định cư cầu Nhật Tân đến đường LK53 (dài 3,8 km; rộng 40 m; 1.204 tỷ đồng).
Xây dựng tuyến đường LK47 Nam Hồng - Tiên Dương, đoạn từ Võ Nguyên Giáp đến Võ Văn Kiệt (dài 4,5 km; rộng 30 - 40 m; 886 tỷ đồng); xây dựng tuyến đường từ CCN Nguyên Khê đến thôn Phù Liễn, xã Bắc Hồng (dài 3,8 km; rộng 25 - 40 m; 662 tỷ đồng).
Xây dựng tuyến đường từ đường sắt Hà Nội - Lào Cai đến KCN Đông Anh (dài 2,9 km; rộng 50 m; 601 tỷ đồng); xây dựng tuyến đường từ cầu Lộc Hà đến khu tái định cư Cổ Loa (dài 5,5 km; rộng 40 m; 960 tỷ đồng).
Quy hoạch 15:11 | 15/01/2025
Chủ đầu tư 07:00 | 11/01/2025
Quy hoạch 13:58 | 06/01/2025
Dự án 19:00 | 05/01/2025
Dự án 07:00 | 03/01/2025
Quy hoạch 19:30 | 02/01/2025
Quy hoạch 13:30 | 02/01/2025
Dự án 14:25 | 29/12/2024