IFC: Bất chấp đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn nổi lên là một điểm sáng ở châu Á

Hồi tháng 7, Công ty Tài chính quốc tế (IFC) đã công bố chương trình tài trợ ứng phó khủng hoảng Covid-19 trị giá 4 tỉ USD để giúp giải quyết các nguồn cung thiết yếu và chăm sóc sức khỏe cho các nước đang phát triển.
IFC: Bất chấp đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn nổi lên là một điểm sáng ở châu Á - Ảnh 1.

Ông Vivek Pathak, giám đốc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của IFC. (Ảnh: Nora Tam / SCMP).

Theo SCMP,  hàng ngàn doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, cùng hàng triệu nông dân ở châu Á và Thái Bình Dương, những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19, đã được hưởng lợi từ giai đoạn một của chương trình tài trợ ứng phó khủng hoảng Covid-19 của IFC, một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới.

Vivek Pathak, giám đốc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của IFC cho biết, IFC đang xem xét cách thức để hỗ trợ nhiều hơn nữa các doanh nghiệp nhỏ, bao gồm cả khả năng gánh chịu một phần rủi ro liên quan đến các khoản vay của các công ty này từ các ngân hàng thương mại.

IFC hôm 17/8 thông báo họ đã bơm khoảng một tỉ USD vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương để hỗ trợ các doanh nghiệp bị khó khăn trong bối cảnh suy thoái kinh tế bởi virus corona trong năm tài chính 2020, kết thúc vào 30/6.

Ngoài ra, IFC cũng cung cấp tổng hạn mức tài trợ thương mại ứng phó Covid-19 trị giá 492 triệu USD cho các ngân hàng đối tác trong khu vực. Hoạt động này đã giúp các định chế tài chính cung cấp thanh khoản cho các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch thương mại, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Kể từ tháng 3, IFC đã tung ra các chương trình tài trợ, tổng trị giá khoảng 8 tỉ USD trên toàn cầu để giúp các công ty bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng trong ngành du lịch và các doanh nghiệp nhỏ ở châu Á. Trong đó bao gồm hai tỉ USD tài trợ ngắn hạn cho các ngân hàng ở các thị trường mới nổi để mở rộng tín dụng nhằm giúp các doanh nghiệp có vốn lưu động hàng ngày, chẳng hạn như thanh toán hóa đơn và trả lương cho công nhân.

Theo IFC, khoảng 17.500 doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cũng như các công ty sẽ được hưởng lợi từ chương trình vốn lưu động trong năm tài chính 2020. Vào tháng 7, IFC đã công bố một chương trình tài trợ mới trị giá 4 tỉ USD để giúp các quốc gia đang phát triển tiếp cận các nguồn cung dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Nguồn vốn tài trợ được dành cho các công ty dược phẩm, bệnh viện và các nhà cung cấp thiết bị.

Trong dự báo triển vọng gần đây nhất của mình vào tháng 6, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết họ dự kiến sự suy thoái sẽ sâu hơn vào năm 2020 và phục hồi chậm hơn vào năm 2021 do đại dịch, với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu giảm 4,9% trong năm nay.

IMF dự báo tăng trưởng GDP ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ở châu Á sẽ giảm ở mức 0,8% trong năm nay, ít nghiêm trọng hơn nhiều so với mức giảm ở Mỹ và châu Âu, và sẽ phục hồi với tốc độ nhanh hơn nhiều vào năm 2021 so với các thị trường phát triển, nhờ tăng trưởng ở Trung Quốc và Ấn Độ.

IFC: Bất chấp đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn nổi lên là một điểm sáng ở châu Á - Ảnh 2.

Bất chấp đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn nổi lên là một điểm sáng ở châu Á. (Ảnh: Tạp chí Tuyên giáo).

Vivek Pathak, giám đốc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của IFC cho biết, bất chấp những lo ngại về đợt tái bùng phát dịch Covid-19, vẫn có một số điểm sáng ở châu Á. Ông nói, Việt Nam và Thái Lan đã mở cửa và "chứng kiến một lượng lớn" sự hoạt động trở lại của nền kinh tế.

Ngay khi Covid-19 bắt đầu gây ảnh hưởng tại châu Á, IFC đã nâng hạn mức tài trợ thương mại cho bốn ngân hàng tại Việt Nam lên 294 triệu USD - một sáng kiến ứng phó nhanh để đón đầu những khó khăn về tài trợ thương mại mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải. Sáng kiến này đã tài trợ trên 330 giao dịch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước với tổng giá trị trên 200 triệu USD.

Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 là 2,8%, xếp thứ 5 trên thế giới và nâng lên 6,8% vào năm 2021.

WB nhận định, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 toàn cầu đầy u ám, Việt Nam nổi lên như là một ngoại lệ nhờ thành công lớn trong việc kiểm soát và xử lí dịch bệnh đến thời điểm này. Nhìn vào tốc độ tăng trưởng 1,8% trong nửa đầu năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đã bị tổn thương nhưng vẫn thuộc dạng năng động nhất trên thế giới.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.