Sau ánh hào quang, nhiều cầu thủ bị thương mại hóa mà quên đi nhiệm vụ chính của mình là đá bóng và những bản hợp đồng chuyên nghiệp với CLB, với đơn vị chủ quản. Vụ năm cầu thủ từ U-20 Việt Nam tay phải ký hợp đồng chuyên nghiệp với CLB nhưng tay trái ký với những đơn vị truyền thông khai thác hình ảnh và làm thương hiệu mà chẳng biết rằng hợp đồng tay trái vi phạm hợp đồng tay phải…
Hôm qua, làng bóng Việt lùm xùm chuyện một công ty đại diện cho thủ môn Bùi Tiến Dũng chào giá quảng cáo khai thác hình ảnh cầu thủ này có những con số lên đến cả trăm ngàn USD. Thông báo trên vừa được ban hành không bao lâu thì lãnh đạo CLB FLC Thanh Hóa liền lên tiếng và đòi kiện công ty kia vì đã vi phạm hợp đồng chuyên nghiệp mà cầu thủ Bùi Tiến Dũng đã ký hợp đồng với FLC Thanh Hóa.
Đúng sai trong việc kiện cáo này chưa sáng tỏ bởi có những bản hợp đồng giữa cầu thủ với CLB của mình còn được giữ kín và thậm chí là nhiều khi cầu thủ ký hợp đồng xong cũng không biết trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với CLB phải như thế nào.
Nhiều người lo lắng khi Bùi Tiến Dũng đang bị khai thác theo kiểu giới “showbiz” làm hình ảnh. Ảnh: Internet
Làng bóng Việt từng có những hợp đồng kiểu “bút sa gà chết” và bản thân cầu thủ khi chưa có tiếng, chưa có giá trị thì ai nói gì thì ký đấy và thậm chí là ký rồi cũng chẳng cầm bản hợp đồng chuyển cho mình. Thế nên khi có chút tiếng tăm, chút hào quang thì cũng rất vô tư ký tiếp với những công ty chuyên làm thương hiệu cho cầu thủ và toàn quyền khai thác hình ảnh của mình. Thậm chí là bận bịu đá bóng bên Trung Quốc và lo tập luyện, không có thời gian mà vẫn thả tim với cựu hoa hậu, vẫn PR trên Facebook, mạng xã hội… và có lúc bị bóc mẽ là bị công ty đại diện làm hình ảnh để nâng giá theo kiểu giới showbiz vẫn làm.
Việc lãnh đạo FLC Thanh Hóa nói Bùi Tiến Dũng là nạn nhân của công ty nọ cũng không hoàn toàn đúng vì Tiến Dũng đã trưởng thành và buộc phải biết lẫn phải chịu trách nhiệm với những gì mình đã ký với FLC Thanh Hóa và ký với công ty đại diện khai thác hình ảnh của mình.
Chỉ có điều là nhiều cầu thủ không nắm luật và cứ thấy cái gì lợi cho mình là ký. Điều này cách đây gần 10 năm một hậu vệ sáng giá như Huỳnh Quang Thanh có lần ký hợp đồng gần 10 tỉ đồng trong một quán nước mía và ký vội vàng rồi phó thác cho đại diện, cho “cò”.
Thế mới biết các cầu thủ khi đã đạt đến những hào quang nhất định rồi còn cần phải học nhiều thứ, trong đó ít nhất là phải biết luật và biết dừng lại trước những cám dỗ luôn vây kéo.
Điều thầy Park lo xa và dặn dò các cầu thủ rất đúng bởi ông nhìn ra được tương lai các cầu thủ sẽ gặp nhiều cạm bẫy mà nếu không vững vàng, không cứng rắn thì sẽ nhanh đánh mất mình.
Hy vọng là những phần thiếu đấy các cầu thủ mau chóng được trang bị, thay vì cứ để dẫn dắt theo kiểu “showbiz” mà quên rằng ca sĩ khi làm thương hiệu tốt có người vẫn hát nhép trong khi ở sân khấu bốn mặt thì cầu thủ không thể “đá nhép”.
Cầu thủ U-23 và đằng sau sự nổi tiếng
HLV Park Hang-seo cảnh báo học trò về sự nổi tiếng quá nhanh trong bóng đá như con dao hai lưỡi, thường khiến cảm xúc ... |
Thủ môn Bùi Tiến Dũng được 'hét' giá trăm nghìn USD, chuyên gia thương hiệu nói gì?
Giá trị hình ảnh các tuyển thủ U23 đã tăng lên rất nhanh. Nhiều doanh nghiệp rất muốn mời họ về quay quảng cáo, chụp ... |
Xung quanh vụ ồn ào về bảng giá quảng cáo của thủ thành Bùi Tiến Dũng: Có những thứ phải rõ ràng
Thay vì chỉ trích thủ môn Bùi Tiến Dũng tận dụng hình ảnh để kiếm tiền quảng cáo, có lẽ chúng ta nên nghĩ và ... |