Khi trẻ cãi lại, bố mẹ thông thái xử trí thế này

Đôi khi việc cãi lại cho thấy trẻ đang phát triển và có quan điểm, chính kiến riêng. Cũng có thể vì nguyên nhân sâu xa trẻ mới có biểu hiện như vậy, cha mẹ cần chú ý kỹ để có biện pháp giải quyết thích hợp. 

Khi trẻ có biểu hiện cãi lại, bố mẹ cần có thái độ để con biết mình đang không cư xử đúng. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần xem xét kỹ nguyên nhân, vì điều này có thể liên quan tới cảm xúc của trẻ. Đây cũng là một biểu hiện cho thấy sự trưởng thành của con.

Khi con cãi lại, bố mẹ không nhượng bộ vì đó không phải hành vi đúng đắn, nhưng cũng cần có cách xử lý đúng mực. Nếu bố mẹ quá nhẹ nhàng, con trẻ sẽ không thấy đây là việc nghiêm túc và sẽ mắc phải nhiều hơn. Nhưng nếu bố mẹ tỏ ra quá khắc nghiệt, trẻ sẽ cảm thấy mình không thể bày tỏ cảm xúc và dần xa cách với bố mẹ.

khi tre cai lai bo me thong thai xu tri the nay
Cần có cách xử trí thông minh khi trẻ cãi lại. Ảnh: Cmoney.

1. Giữ bình tĩnh

Trước hết, bố mẹ phải giữ bình tĩnh mới có thể tiếp tục giải quyết vấn đề. Thực tế, khi bố mẹ chuẩn bị "lên lớp", trẻ đã có thể cảm thấy được bầu không khí căng thẳng.

Vì vậy lúc này bố mẹ nên cư xử ôn hòa hơn. Nếu như bố mẹ la hét, dọa nạt trẻ, hoặc thậm chí nhiều bậc phụ huynh hét lên: "Mẹ là mẹ con, con không được nói hỗn với mẹ", điều đó chỉ càng khiến mọi việc tồi tệ hơn.

Cách tốt nhất là trước hết hãy giữ tinh thần ổn định, không nói gì, hít một hơi thật sâu. Sau đó, bố mẹ hãy tự hỏi lại bản thân, những điều mình định nói liệu có thể giải quyết được tình hình hiện tại?

Nếu lúc ấy, bạn và con đang ở nơi công cộng, thì cách xử trí khéo léo nhất là không mắng con trước mặt mọi người. Thay vào đó bảo con tạm ngừng lại, về nhà mới nói chuyện tiếp.

2. Xác định nguồn gốc vấn đề

Bố mẹ cần hiểu lý do vì sao con dồn bức xúc sang bố mẹ. Bản chất việc con cãi lại bố mẹ thông thường không phải do bản chất trẻ muốn vậy, chỉ là nội tâm có điều không thoải mái cần được giải tỏa.

Có thể do con có mâu thuẫn với bạn bè ở trường học, khiến trong lòng buồn bã. Bởi trong tâm trí của một đứa trẻ, bố mẹ là một trong những mục tiêu "xả giận" an toàn nhất.

Nguyên nhân cũng có khi là do áp lực học tập của con quá lớn, mọi dồn nén đổ bố mẹ. Những lúc này trẻ sẽ tìm cớ nhỏ để cáu gắt, thậm chí không muốn tiếp xúc với bố mẹ, không cho bố mẹ vào phòng.

Khi trẻ cãi lại bố mẹ, trước hết hãy phải bình tĩnh và thử hỏi trẻ nguyên nhân của những bức xúc này. Ví dụ có thể hỏi trẻ: "Hôm nay ở trường có chuyện gì phải không con?", "Con có muốn được ở riêng một lúc không?". Hiểu được nguyên nhân vì sao con trở nên thô lỗ cáu giận, việc giải quyết vấn đề trẻ cãi lại sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

khi tre cai lai bo me thong thai xu tri the nay
Khi trẻ cãi lại, bố mẹ cần bình tĩnh và hỏi nguyên nhân tại sao trẻ như vậy. Ảnh: Cmoney.

3. Cho con thấy rõ giới hạn

Thông thường trẻ không thích bị áp đặt, chỉ bảo. Khi lên tiếng dạy bảo trẻ, một đứa trẻ ngoan ngoãn cũng có thể nói: "Mẹ có thể thôi không nói chuyện ấy nữa được không ạ?". Thực tế, điều con muốn nói là: "Việc này mẹ đã nói quá nhiều lần rồi".

Lúc ấy bố mẹ có thể nói với con: "Con có thể không thấy vui vẻ, có thể tạm thời bỏ qua những yêu cầu của bố mẹ, nhưng việc to tiếng với cha mẹ, hoặc đuổi cha mẹ đi là không thể chấp nhận được".

4. Xử phạt trẻ một cách khéo léo

Bố mẹ cần cho con biết rõ hành vi, lời nói nào là không đúng. Đồng thời khiến con biết rằng, nếu làm việc không đúng, nói lời không tốt, sẽ bị phạt. Hãy đưa ra hình phạt thích hợp như không cho con chơi máy tính, không được xem ti vi, làm một vài công việc trong nhà hoặc phải đi ngủ sớm.

Cần cho con biết trước những hình phạt. Nếu đến lúc trẻ mắc lỗi mới đưa ra, sẽ khiến con có cảm giác bị ức chế. Bố mẹ cũng cần phải duy trì các hình phạt. Chỉ có như vậy, trẻ mới hiểu được bố mẹ đang có thái độ thực sự nghiêm túc, từ đó sẽ chú ý hơn đến hành vi, thái độ của mình.

5. Kịp thời động viên trẻ

Khi trẻ có sự tiến bộ, cần kịp thời khen ngợi, khuyến khích để con biết rằng, bố mẹ nhận ra sự thay đổi của con. Điều này giúp trẻ cảm thấy bản thân được tôn trọng.

Bố mẹ có thể nói: "Con có biểu hiện tốt như vậy rất đáng khen", "Con vừa trả lời mẹ mà không la hét, lớn tiếng, mẹ rất vui", "Con như thế là rất tốt".

Những lời khen ngợi chính xác và đúng lúc như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, đồng thời giúp con nhận ra, bố mẹ không phải lúc nào cũng chỉ soi xét những sai lầm của mình, mà có thể nhận ra sự thay đổi tiến bộ.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/5 - 17/5): Hà Nội chốt giảm 61 xã phường, khởi công cao tốc TP HCM - Chơn Thành vào 2/9
Hà Nội sẽ giảm 61 xã phường; Bắc Giang giảm 7 đô thị so với quy hoạch duyệt năm 2022; Sở GTVT TP HCM đề xuất xây dựng thêm hàng loạt tuyến metro; Đăk Lắk đề xuất làm đường kết nối cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.