Khởi tố vụ án để điều tra
Chiều 23/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định khởi tố vụ án nhuộm phế phẩm cà phê bằng pin con Ó xảy ra tại xã Đắk Wer theo điều 317 - Bộ luật Hình sự năm 2015 để điều tra hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bà Loan bị tạm giữ cùng 4 đối tượng khác. |
Đại tá Lê Vinh Quy - Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông, cho biết: Hiện Công an tỉnh chỉ mới khởi tố vụ án để điều tra hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo điều 317 - Bộ luật Hình sự. Công an tỉnh cũng đã tạm giữ khẩn cấp đối với: bà Nguyễn Thị Thanh Loan (ở thôn 14, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông), ông Nguyễn Xuân Bảo (chồng bà Loan), Ngô Ngọc Sơn (người trực tiếp thực hiện hành vi nhuộm tẩm than pin) và 2 người khác.
Tại hội nghị toàn quốc về xuất khẩu vào sáng cùng ngày, nhắc đến câu chuyện nhuộm phế phẩm cà phê bằng bột pin Con Ó đang gây sự chú ý của dư luận những ngày qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cần sớm điều tra, khởi tố những đối tượng làm ăn gian dối, lừa đảo người tiêu dùng.
Phế phẩm cà phê sau khi được nhuộm pin |
Như Tiền Phong đã thông tin, từ ngày 15 đến 17/4/2018, Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) - Công an tỉnh Đắk Nông đã phát hiện cơ sở thu mua nông sản do bà Nguyễn Thị Thanh Loan (ở thôn 13, xã Đắk Wer) đã có hành vi dùng dung dịch màu đen (hỗn hợp nước với pin) để ngâm, tẩm, nhuộm đen phế phẩm cà phê.
PC49 Công an tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với các ban ngành chức năng lập biên bản, niêm phong hơn 21 tấn phế phẩm cà phê (cà phê nhân nát vụn, vỏ cà phê, đá sỏi) đã được ngâm tẩm, nhuộm đen và đóng bao bì. Tại hiện trường còn có 40 lít dung dịch màu đen, 35 kg pin đập dẹp, 129 kg lõi, nắp và vỏ pin.
Nước pin dùng để nhuộm phế phẩm cà phê |
Quy trình nhuộm phế phẩm cà phê “siêu bẩn”!
Trước đó, vào chiều 17/4, PV Tiền Phong đã đến cơ sở kinh doanh nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan (ở thôn 13, xã Đắk Wer) để tận mắt chứng kiến hiện trường nhuộm phế phẩm cà phê “siêu bẩn” tại đây.
Nằm cách con đường nhựa liên xã phân cách xã Nhân Đạo và Đắk Wer khoảng khoảng 50m, cơ sở kinh doanh nông sản của bà Loan không hề có biển hiệu gì cả. Sau ngôi nhà xây cấp 4 bà Loan sinh sống, có một kho xưởng rộng khoảng 100m3 với nhiều vật dụng nằm la liệt để sơ chế cà phê.
Cối trộn hồ, bao tải, sàng cát… là những dụng cụ đơn giản để chủ nhân chế biến nguyên liệu cà phê. Còn những nguyên liệu để làm sản phẩm này có vỏ cà phê, pin con Ó, đá sỏi nhỏ… và rất tạp chất đen ngòm chưa được xác định.
Nơi nhuộm phế phẩm cà phê bằng pin của bà Loan |
Trên nền xi măng kho xưởng, còn rất nhiều bãi vỏ cà phê, đá sỏi nhỏ nằm vương vãi khắp nơi. Nhiều thùng đựng nước đen ngòm từ bột than của pin bốc ra mùi nồng nặc rất khó chịu. Nước đen từ bột pin đổ rãi rác khắp nơi làm nền xi măng kho xưởng nhuốm màu đen kịt. Hàng trăm bao tải nhem nhuốc chứa nguyên liệu làm cà phê được chất đầy xung quanh tường.
Các chiến sĩ Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Đắk Nông phải đeo khẩu trang kín mít khi cân đếm, đưa lên xe tang vật này đem về kiểm nghiệm.
Kho xưởng nhuộm phế phẩm cà phê của bà Loan |
Trả lời PV Tiền Phong, bà Loan cho biết đã đến các đại lý thu mua các loại cà phê thải loại, phế phẩm vỏ cà phê, cà phê vụn… từ các đại lý. Sau đó, bà này mua các cục pin về đập dẹp, dùng chất bột đen của pin hòa với nước tạo thành nước màu đen rồi nhuộm vào phế phẩm cà phê. Cũng theo bà Loan, chồng bà đã mua hết 3 triệu tiền pin con Ó tại các quán tạp hóa ở địa phương để đem về nhuộm với phế phẩm cà phê.
Mập mờ kinh doanh!
Nhiều người dân địa phương cho biết, bà Loan chuyển đến sinh sống tại thôn 13, xã Đắk Wer vào nằm 2016. Ban đầu, bà Loan thuê dãy ki-ốt 4 căn tại thôn để làm cơ sở hoạt động. Đến khoảng năm 2017, bà Loan mua một khu đất ở gần đó để dựng nhà cửa và kho.
Vào ngày 19/8/2016, bà Loan được Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đắk R’lấp cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Giấy phép này được đăng ký thay đổi lần đầu vào ngày 31/10/2017 với ngành nghề kinh là thu mua nông sản và vốn kinh doanh 1 tỷ đồng.
Cối trộn hồ dùng để trộn phế phẩm cà phê |
Dù đăng ký kinh doanh từ lâu, nhưng cơ sở của bà Loan không hề thu mua, trao đổi bất kỳ loại nông sản nào của người dân trên địa bàn. Theo những người dân xung quanh, cơ sở này hoạt động khá “bí mật” vì chủ yếu làm vào ban đêm. Từ khi bà Loan mua đất và xây kho, những người xung quanh không biết bà Loan làm gì trong khu đất này. Họ chỉ thấy xe tải biển số ngoại tỉnh thường xuyên chở hàng ra vào cơ sở này vào buổi tối.
Đá dùng để trộn với phế phẩm cà phê |
Theo ông Võ Ngọc Anh (Trưởng Công an xã Đắk Wer), từ khi chuyển đến địa phương sinh sống, bà Loan mua đất, xây dựng nhà cửa hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật. Mặc dù được cấp giấy phép kinh doanh nhưng chính quyền địa phương không hay biết việc này vì bà Loan không treo biển thu mua nông sản và không báo cáo với chính quyền. Bà Loan cũng không hề mua bán, trao đổi bất kỳ sản phẩm hàng hóa nào với người dân địa phương.
Nước pin dùng để trộn với phế phẩm cà phê |
“Cách đây vài tháng, lực lượng chức năng của xã Đắk Wer đã đến cơ sở của bà Loan để kiểm tra. Lúc đó, trong kho có rất nhiều vỏ cà phê, trấu và một số loại tạp chất. Nghĩ rằng bà này chỉ thu gom những nguyên liệu này để ủ làm phân bón vi sinh và thấy người dân xung quanh không có phản ánh gì nên chúng tôi không đủ căn cứ để khẳng định cơ sở này có dấu hiệu vi phạm”, ông Anh trần tình.
Xử phúc thẩm cựu chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm chiều 23/4: Luật sư của ông Danh và bà Phấn đề nghị triệu tập nhiều người tới tòa
Tại phiên xử chiều 23/4, các luật sư bảo vệ cho ông Danh và bà Phấn đưa ra list danh sách đề nghị HĐXX triệu ... |
Xử phúc thẩm cựu chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm sáng 23/4: Ông Thắm trả lời về số tiền thiệt hại trong hơn 1.500 tỷ
Hôm nay 23/4, phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) cùng ... |