Khống chế tốt dịch tả heo châu Phi, chuyên gia lí giải giá chạm ngưỡng 50.000 đồng/kg

Giá heo hơi tại vài tỉnh đã chạm ngưỡng 50.000 đồng/kg so với tháng 3 sau khi dịch tả lợn châu Phi được khống chế, ông Nguyễn Kim Đoán cho biết đó là do nguồn cung heo thấp nên giá đang tăng theo từng ngày.

Chuyên gia đưa ra nguyên nhân giá heo chạm ngưỡng 50.000 đồng/kg

Lí giải cho giá heo hơi hiện nay đã chạm mốc 50.000 đồng, ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, thứ nhất, do nguồn cung hiện nay chỉ bằng 2/3 so với thời gian bình thường và căn cứ vào việc tiêu thụ từ các chợ đầu mối tại TP HCM.

Thời điểm bình thường, mức tiêu thụ khoảng 6.000 con heo nhưng hiện nay chỉ khoảng 4.000 con đổ lại nên nguồn cung đang thấp hơn so với thị trường.

Thứ hai là do hiện tại đang trong thời gian lễ Tết của các dân tộc Khmer và Campuchia nên nguồn tiêu thụ nhiều hơn so với thời gian trước và đặc biệt do ảnh hưởng dịch bệnh từ cuối 2018 và đầu 2019, khi đó nhiều trang trại nhiễm dịch bệnh và gần đây nhất là dịch tả lợn châu Phi nên các trang trại chăn nuôi lo sợ bán đổ bán tháo khá nhiều, từ đó nguồn cung bị thấp hơn so với bình thường nên giá đang tăng lên từng ngày.

Khống chế tốt dịch tả heo châu Phi, chuyên gia lí giải giá chạm ngưỡng 50.000 đồng/kg  - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai.

Ông Đoán cũng cho rằng, hiện nay, người chăn nuôi lo ngại việc tái đàn do dịch không có thuốc ngừa nên hầu hết việc gom hàng chỉ trong một thời gian nhất định trong khoảng một tuần đổ lại, để vài tuần như các loại nông sản khác sẽ không có ý nghĩa và sẽ phát sinh bệnh.

Trong buổi họp báo thường kì Bộ Nông nghiệp, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, giá thịt heo đã có xu hướng tăng lên.

"Giá thịt đang ấm lên tăng từ 1.000 đồng đến 5.000 đồng/kg, hiện nay chỉ có duy nhất khu vực miền Trung không tăng, dự báo giá heo hơi sẽ có khả năng tốt hơn nữa đảm bảo cân đối cung cầu cho thị trường trong nước", bà Nga nhận định.

Hiện tại, các tỉnh thuộc miền Nam dao động từ 38.000 đồng/kg đến 49.000 đồng/kg.

Bình quân toàn miền đang rơi vào khoảng 43.000 đồng/kg. Trong đó, vài nơi có mức giá tốt như: Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, Cà Mau,... đang được thu mua từ 45.000 đồng/kg đến 49.000 đồng/kg.

TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh, giá heo hơi đang dao động từ 40.000 đồng/kg đến 41.000 đồng/kg.

Tuy nhiên miền Bắc đạt từ 36.000 đồng/kg đến 43.000 đồng/kg và miền Trung được thu mua từ 34.000 đồng/kg đến 43.000 đồng/kg.

Đến thời điểm này, đã có ba ổ dịch là xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội và xã Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương qua hơn 30 ngày  chưa phát sinh ổ dịch mới, đủ điều kiện để công bố hết dịch.

Mới đây, tỉnh Hòa Bình cũng đã công bố địa phương này hoàn toàn hết dịch.

Ông Đàm Xuân Thành – Phó Cục trưởng Cục Thú ý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: "Tại các xã đã công bố hết dịch thì lợn và sản phẩm lợn được lưu hành tự do. Bên cạnh đó sẽ đề nghị nhà nước hỗ trợ kinh phí xét nghiệm lợn cho người dân, đảm bảo kiểm tra kiểm soát nhưng giảm chi phí.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, diễn biến dịch bệnh tả lợn châu Phi hết sức phức tạp, ông cũng cho rằng con người, chim, côn trùng đều là những nguyên nhân gây ra dịch bệnh….

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay, ngay từ khi Trung Quốc công bố dịch tả, Bộ Nông nghiệp đã ban hành kế hoạch và chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

Đến hiện tại dịch bệnh vẫn ở 23 tỉnh thành, lưu thông lây lan dịch khá lớn vì thế phải lập chốt, nhiều địa phương cho rằng ăn thức ăn thừa cũng là một trong những nguyên nhân lây lan dịch.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.