Không có thưởng Tết, giáo viên ước mơ 'giá đừng có Tết'

Tết Nguyên đán Mậu Tuất đang đến gần, nhà nhà rục rịch mua sắm chuẩn bị ăn Tết. Với đội ngũ giáo viên, niềm vui chưa thấy đâu nhưng đã chất chồng lo toan.
khong co thuong tet giao vien uoc mo gia dung co tet GS Nguyễn Đăng Mạnh từ trần: 'Một ngôi sao sáng vừa chợt tắt'
khong co thuong tet giao vien uoc mo gia dung co tet Dự thảo tuyển sinh 2018: Không được tuyển sinh nếu không công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm
khong co thuong tet giao vien uoc mo gia dung co tet Cô giáo lì xì cho học trò phiên bản 'đừng để tiền rơi' gây 'bão mạng'
khong co thuong tet giao vien uoc mo gia dung co tet Cười nghiêng ngả với trò chơi 'bịt mắt bắt vịt' của học sinh

Tết Nguyên đán Mậu Tuất đang đến gần, nhà nhà rục rịch mua sắm chuẩn bị ăn Tết. Với đội ngũ giáo viên, niềm vui chưa thấy đâu nhưng đã chất chồng lo toan.

khong co thuong tet giao vien uoc mo gia dung co tet
Giáo viên vùng sâu vùng xa còn phải vất vả vượt suối, trèo đèo để đến được với trường lớp của mình, nhưng lương thưởng và chế độ đãi ngộ chưa tương xứng. Ảnh: Thanh Hải.

Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp sát tết, câu chuyện “thưởng tết giáo viên” lại được bàn đi, xới lại, nhưng mọi việc “vẫn như nguyên”, bởi giáo viên vẫn không có thưởng tết. Là người trong ngành, ai cũng ngậm ngùi, nhưng cái “ngậm ngùi” ấy rồi cũng qua.

Có điều, cảm giác “sợ Tết” là có thật với không ít giáo viên. Nhất là với những giáo viên trẻ, có thâm niên trên dưới 10 năm tuổi nghề, đồng lương ba cọc ba đồng, ngày thường đã sống chật vật, Tết đến lại càng thêm lo.

Cô Đỗ Thủy, giáo viên một trường cấp hai ở Yên Bái chia sẻ, sau 4 năm rời quê lên vùng cao giảng dạy, trầy trật mãi cô mới được vào biên chế. Và bây giờ mỗi ngày cô phải trèo đèo, đi quãng đường 20km đến trường dạy học và nhận về 4 triệu đồng/tháng.

Nhiều năm nay, giáo viên của trường được công đoàn trích quỹ tặng 200.000 đồng để động viên, còn chưa bao giờ biết thưởng tết là gì.

2 năm trước, cô Thủy xây dựng gia đình với một đồng nghiệp trong trường. Quê nội ở Thái Nguyên, nhà ngoại ở Hải Dương, mỗi lần Tết đến là cả một vấn đề lớn.

“Khổ nhất là một chốn đôi nơi. Vợ chồng sắp lịch trước Tết sẽ về nhà ngoại, rồi đêm 29 Tết bắt xe ngược lên Thái Nguyên để về nhà nội ăn Tết. Đi lại vất vả đã đành, mà còn rất tốn kém. Thực sự dành dụm cả năm vẫn không đủ chi tiêu trong dịp Tết. Cũng chừng ấy đồng lương, nhưng tăng thêm hàng loạt khoản phải chi, phải mua, từ tiền tàu xe về quê, rồi quà cáp, lì xì cho con cháu. Lương vẫn thế, thưởng thì không nhưng thêm cả một gánh lo. Giờ cứ nghĩ đến Tết là sợ ” – cô Thủy tâm sự.

Còn với một giáo viên khác đang công tác ở Biên Hòa, thầy ước “giá như đừng có Tết”. Bởi Tết đến chỉ khiến thầy cô thêm chạnh lòng, thêm những lo toan.

Thầy vừa làm bài thơ “Giá như đừng có Tết” nói lên tâm tư của những người làm nghề giáo khi tết đến xuân về. Bài thơ có những câu:

“Giá đừng có Tết phải hay không

Để thầy cô giáo đỡ chạnh lòng

Thưởng tết người ta hàng trăm triệu

Còn thầy cô giáo… vỗ tay không

Là nghề cao quý phải sáng trong

Ngậm ngùi cay đắng để trong lòng

Mùa xuân đang đến như ngày hội

Sờ túi không tiền có chán không”…

Sau khi bài thơ được chia sẻ trên một diễn đàn dành cho giáo viên, rất nhiều thầy cô đã vào tự động viên nhau, rằng đã chọn nghề giáo thì xác định phải chấp nhận với thực tế “lương ít, thưởng không”.

Điều làm nhiều người xúc động nhất, là dù cuộc sống còn khó khăn, nhiều giáo viên đang công tác ở miền núi còn vận động nhau tặng tiền, quà để học trò ăn tết. Như tại Trường THCS Thanh Phong, huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa), giáo viên đã quyên góp để mua được 21 suất quà Tết gồm bánh, kẹo... tặng cho 21 hộ gia đình nghèo. Món quà lớn nhất với các thầy cô, là mong sao ra Tết, học sinh vùng cao vẫn đến trường đầy đủ.

khong co thuong tet giao vien uoc mo gia dung co tet GS Nguyễn Đăng Mạnh từ trần: 'Một ngôi sao sáng vừa chợt tắt'

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống đã có những chia sẻ đầy xúc động về con người và sự nghiệp của GS Nguyễn Đăng Mạnh - một ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.