Những sản phẩm công nghệ phù hợp cho giáo viên | |
Hà Tĩnh: Hàng trăm thiết bị điện của người dân bị chập cháy lúc rạng sáng |
Trẻ "nghiện" đồ công nghệ vì người lớn "dễ dãi"?
Trên đường đưa con đi học, tôi bất ngờ gặp cảnh tượng không mấy vui: một em bé ngồi trên xe ô tô bố đưa đi học và chỉ mải mê nghịch điện thoại.
Nhìn cảnh này tôi không khỏi nghĩ đến câu chuyện về con đồng nghiệp của mình. Em bé 3 tuổi mỗi khi đi học về đã ''vây quanh'' mẹ đòi để điện thoại, nếu không cho con sẽ lập tức lăn ra ăn vạ, khóc lóc.
Chỉ đến khi cầm được điện thoại, thằng bé mới im lặng ngồi ra góc chơi, mặt ánh lên vẻ hài lòng, thích thú và đầy say mê.
Thật là xót xa khi ngày nay đâu đâu cũng thấy cảnh trẻ em say sưa cắm mặt vào điện thoại.
Điện thoại, ti vi, iPad, những sản phẩm điện tử với màu sắc rực rỡ, hình ảnh sống động, đến người lớn còn bị mê hoặc, làm sao trẻ em không bị quyến rũ cho được?
Chính bởi 2 chữ "không nỡ", cha mẹ thực tế đang "nhẫn tâm" hại con mình
Cận thị, thiếu khả năng tập trung, không có hứng thú với sách… là tác hại trước mắt khi trẻ "nghiện" đồ công nghệ. Nguy hiểm hơn, việc trẻ dùng đồ điện tử không đúng cách đang dần dần làm mai một thế hệ tương lai.
Nhưng có đúng là đồ công nghệ hủy hoại tương lai của trẻ em không? Thực tế chúng chỉ là những thứ đồ vật vô tri, người lớn mới là nguyên nhân thực tế khiến trẻ bị "cám dỗ" vào những món đồ công nghệ này.
Chắc chắn có rất nhiều gia đình thường đưa ra lý do: “Không còn cách nào khác, không đưa máy trẻ sẽ khóc, khóc không cách nào dỗ được, nên cha mẹ mới không nỡ.”
Chính là 2 chữ “không nỡ” ấy, không nỡ để con khóc, không nỡ để con khóc mệt người, không nỡ vì con vừa ăn xong khóc là trớ hết đồ ăn...
Hai chữ "không nỡ" hay "không nhẫn tâm" tưởng rằng là vì một trái tim thương yêu con, xót xa cho con nhưng thực tế lại để lại hậu quả còn kinh khủng hơn rất nhiều lần.
Chính vì bản thân cha mẹ không nỡ, nên thỏa hiệp với con, để con xem từ hôm này sang hôm khác, mắt mới bị cận thị, mọi vấn đề sức khỏe, tinh thần đều đi xuống.
Vậy là tưởng rằng "không nỡ, "không nhẫn tâm", nhưng đấy mới là việc làm nhẫn tâm với con hơn rất nhiều lần.
Giải pháp nào để trẻ không nghiện đồ công nghệ?
Có nhà lại nói: “Nói mãi con không nghe, đã đánh, đã mắng, con vẫn không thay đổi!”.
Vậy hãy truy ngược lại, từ đâu trẻ bắt đầu có mong muốn xem ti vi, xem điện thoại nếu không phải vì người lớn làm điều ấy trước mặt trẻ?
Ở gia đình tôi, khi con ra đời, người lớn không mở ti vi trước mặt con nữa, muốn xem phải đợi con đi ngủ. Sau này con lớn rồi, cần giao hẹn rõ ràng với con, ví dụ mỗi ngày được xem 2 tập phim hoạt hình, xem xong phải tắt ti vi.
Trẻ không đồng ý chắc chắn sẽ khóc lóc ăn vạ, nhưng nếu thấy người lớn kiên định, chắc chắn sẽ không ăn vạ được nữa.
Bên cạnh đó, cha mẹ bày trò chơi cùng con, cùng con vẽ tranh, đọc sách, trẻ có người vui chơi cùng, tự khắc sẽ không nhớ đến việc dùng điện thoại, máy tính.
Thậm chí đôi khi phải dùng điện thoại để kiểm tra một sô điều cho con biết, thì xem xong cũng nên lập tức tắt màn hình. Như vậy trẻ sẽ phối hợp, không có bất cứ triệu chứng nào nghiện đồ công nghệ.
Trong nhà, người lớn là tấm gương tốt, không mê mẩn điện thoại, tự khắc điện thoại cũng sẽ không mê hoặc được con trẻ. Trong môi trường tốt, có những tấm gương tốt, tự khắc con sẽ không có lý do gì để nghiện đồ công nghệ.
Những bức hình châm biếm, phô bày mặt trái của xã hội số ngày nay | |
Hà Tĩnh: Hàng trăm thiết bị điện của người dân bị chập cháy lúc rạng sáng |