'Khủng hoảng Huawei' lan rộng

Cuộc khủng hoảng mang tên Huawei lan rộng khi có tin nhiều công ty viễn thông đã tẩy chay thiết bị của tập đoạn viễn thông Trung Quốc này. Nhật Bản đã có kế hoạch cấm các cơ quan chính phủ mua thiết bị từ công ty viễn thông Huawei và ZTE của Trung Quốc nhằm chống rò rỉ thông tin tình báo và tấn công mạng, một số nguồn tin nói với Reuters.
khung hoang huawei lan rong
Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, Phó chủ tịch Huawei đã khiến làn sóng tẩy chay công ty này lan rộng. (Ảnh: SCMP).

Các công ty công nghệ Trung Quốc đang rơi vào tầm ngắm từ Mỹ và một số đồng minh với nghi ngờ các doanh nghiệp này có liên hệ với chính phủ Trung Quốc, có thể giúp thực thi các hoạt động gián điệp.

Tin về một lệnh cấm từ chính phủ Nhật Bản xuất hiện sau khi Mỹ cấm Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, tham gia thị trường nước này, trong khi Australia và New Zealand không cấp phép cho Huawei cung cấp dịch vụ mạng 5G. Huawei liên tục nói họ không có liên hệ gì với chính phủ Trung Quốc.

Tờ Yomiuri của Nhật nói ngoài chuyện lên kế hoạch thực thi lệnh cấm nói trên, chính phủ nước này được nói là sẽ xem xét các quy định nội bộ và kế hoạch mua sắm, ngay trong thứ Hai tới.

Chính phủ Nhật sẽ không đề cập cụ thể về Huawei và ZTE nhưng sẽ đề ra các biện pháp tăng cường an ninh, được áp dụng tới các doanh nghiệp, một nguồn tin nói với Reuters.

Người phát ngôn nội các Nhật Bản Yoshihide Suga từ chối bình luận, nhưng nói rằng Nhật Bản đang giữ liên lạc chặt chẽ với Mỹ về một loạt các vấn đề, trong đó có an ninh mạng.

Huawei được nói là đã cung cấp một số thiết bị mạng cho các công ty viễn thông của Nhật Bản là NTT Docomo và KDDI Corp.

Công ty viễn thông này trong năm 2011 trở thành doanh nghiệp Trung Quốc đầu tiên tham gia Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren), có quan hệ lâu năm với SoftBank Group Corp, tập đoàn viễn thông và internet của Nhật Bản.

Trong khi đó chi nhánh Sprint Corp của SoftBank ở Mỹ nói họ không mua thiết bị của Huawei và ZTE nữa.

Tập đoàn viễn thông BT Group của Anh hôm thứ Tư nói họ đã loại bỏ các thiết bị có nguồn gốc Huawei khỏi các hoạt động của mạng 3G và 4G.

Lãnh đạo Huawei bị bắt vì tìm cách né lệnh cấm của Mỹ?

Phó chủ tịch Mạnh Vãn Châu của công ty Huawei bị bắt hôm 1/12 tại Canada là một phần cuộc điều tra về một kế hoạch sử dụng hệ thống ngân hàng toàn cầu để né các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, Reuters trích một số nguồn tin cho hay.

Mỹ đã điều tra ít nhất là từ năm 2016 về khả năng Huawei vi phạm các lệnh cấm của Mỹ đối với Iran.

Gần đây, cuộc điều tra đã đi đến kết luận rằng Huawei đã sử dụng Ngân hàng HSBC để thực hiện các giao dịch liên quan đến Iran, theo nguồn tin.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm thứ Năm nói chính phủ nước này không liên quan đến vụ bắt bà Mạnh, được thực hiện khi bà này đổi máy bay ở sân bay Vancouver.

Ông Trudeau nói Canada được thông báo trước vài ngày về một vụ bắt giữ đã được lên kế hoạch, nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết cho các phóng viên.

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump là John Bolton nói với đài NPR (Mỹ) rằng ông biết trước về vụ bắt giữ, nhưng một quan chức Nhà Trắng nói ông Trump không biết về yêu cầu dẫn độ trước bữa ăn tối ông dùng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Argentina ngày 1/12.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Trung Quốc đã yêu cầu Canada và Mỹ giải thích, “nhưng họ không cung cấp thông tin”.

khung hoang huawei lan rong Mỹ bắt 'công chúa Huawei': Đòn chí tử vào tham vọng ‘Made in China'

Việc bắt giữ giám đốc tài chính Huawei cho thấy quyết tâm của Mỹ nhằm "đè bẹp" sáng kiến hiện đại hóa công nghiệp "Made ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.