Tại một khu chợ ẩm ướt ở Quế Lâm, thuộc tỉnh Quảng Tây, một người bán thịt heo đang than vãn với trang Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, về việc mất doanh số bởi một đối thủ cạnh tranh không thể ngờ tới.
"Họ đã lấy đi rất nhiều công việc kinh doanh của chúng tôi trong năm nay, bởi vì bây giờ thịt chó, cũng như thịt mèo, rẻ hơn thịt heo và thịt bò", người đàn ông này vừa nói vừa chỉ vào một quầy bán thịt chó đang đắt khách như tôm tươi.
Kể từ dịch tả heo châu Phi bùng phát vào tháng 8/2018, giá thịt heo đã tăng vọt. Đỉnh điểm là mức tăng 110% trong tháng 11/2019. Theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, thịt heo có giá chỉ 85.000 đồng/kg vào năm ngoái và hiện đã tăng vọt lên mức 200.000 đồng/kg, trước áp lực tiêu dùng Tết. Giá các loại thịt khác cũng tăng mạnh, bao gồm cả thịt gà, thịt vịt và thịt bò, cùng với các nguồn protein khác, như trứng.
Giá thịt heo và thịt bò tại Quế Lâm cũng tương đương 300.000 đồng/kg. Trong khi đó, thịt chó sẽ có giá trung bình 150.000 đồng/kg, thịt mèo còn rẻ hơn, chỉ 80.000 đồng/kg. Chênh lệch giá này khiến người Quế Lâm chuyển sang ăn thịt chó và thịt mèo.
Một số tỉnh của Trung Quốc, từ Quảng Tây đến Cát Lâm, có truyền thống ăn thịt chó từ lâu, trước cả cuộc khủng hoảng thịt heo. Đối với nhiều thực khách địa phương và những người chăn nuôi động vật để lấy thịt, việc buôn bán chó, mèo không khác gì chăn nuôi gia cầm hay thịt heo.
Không có số liệu thống kê chính thức hoặc các nhà nghiên cứu của bên thứ ba, để đưa ra một bức tranh định lượng toàn diện, nhưng sự phổ biến của thịt chó là quá rõ ràng ở các chợ ở Quế Lâm. Hàng chục nhà hàng lớn nhỏ trên khắp Quế Lâm phục vụ các món thịt chó, hầm hoặc nướng, thái lát và ăn kèm với lẩu. Các quầy bán thịt chó và mèo được tìm thấy ở hầu hết các chợ địa phương.
Thậm chí, thịt chó, mèo còn có thể được đặt mua trong các gói quà tặng Tết trực tuyến.
"Tôi có thể bán tới 20 con chó mỗi ngày, và các quầy hàng lớn hơn có thể bán nhiều hơn", một người bán thịt ở chợ Thành Nam, ngoại ô Quế Lâm, cho biết.
Còn Mao Phụng Lan, người sở hữu một cửa hàng bán thịt chó từ năm 1986, nói đây là món quà địa phương tốt nhất cho những người đến thăm Quế Lâm. "Khách hàng của tôi trên khắp đất nước, ở các tỉnh Quảng Đông, Giang Tây và Quý Châu đều có đủ", ông Mao nói.
"Thịt chó có vị ngon hơn thịt heo. Tại sao không chọn thịt chó để đãi khách? Hơn nữa, nó còn có giá cả phải chăng hơn thịt heo", La Lục, một người dân địa phương thuộc tỉnh Giang Tây khẳng định.
Đây là nơi có món thịt chó vị cay đã trở thành một món ăn phổ biến trong mùa đông này. "Tôi đã không ăn thịt chó vào năm ngoái, nhưng tôi đã ăn nó nhiều lần trong các bữa tiệc làm ăn vào mùa đông năm nay", ông thừa nhận.
Ở Trung Quốc, không có luật cấm buôn bán hay tiêu thụ thịt chó, mèo. Không giống như gà hay heo, ở Trung Quốc không có trang trại chó, mèo công nghiệp. Thế mà, theo một nghiên cứu kéo dài 4 năm của Tổ chức Động vật châu Á (AAF), hơn 10 triệu con chó và 4 triệu con mèo đã kết thúc mạng sống trên bàn ăn tối của người Trung Quốc mỗi năm, hầu hết bị trộm hoặc có nguồn gốc bất hợp pháp.
Tháng 12/2017, cảnh sát Trung Quốc tại tỉnh An Huy, đã bắt giữ một băng đảng bán gần 200.000 ống tiêm độc cho những kẻ trộm chó. Đến tháng 5/2019, một nhóm 16 người ở tỉnh Giang Tô bị kết án 1-6 năm tù vì đầu độc và trộm chó, sau đó bán hơn 40.000 kg thịt chó, thu về hơn 1,3 tỉ đồng.
Trong chợ dân sinh ở Quế Lâm, các nhà cung cấp bán nhiều loại chó và mèo. Một số dường như là thú cưng, do vòng cổ chuông vẫn đeo quanh cổ. Chúng được bán trực tiếp hoặc chế biến. Trong một số trường hợp, người bán giết mổ động vật trước mặt người mua.
Mặc dù có lịch sử lâu dài về việc ăn thịt chó ở Trung Quốc, nhưng gần đây, ngày càng có nhiều người coi thường cư dân ở Quế Lâm, họ coi việc ăn thịt chó, mèo là tàn nhẫn và man rợ.
"Hàng trăm con mèo và chó được ăn thịt ở Quế Lâm mỗi ngày trong cao điểm mùa đông, và chúng tôi rất lo lắng vì việc người dân ăn nhiều thịt chó và mèo hơn những năm trước là do giá thịt heo tăng mạnh", Lisa Cao, một người dân Quế Lâm, chia sẻ.
Một số nhóm bảo vệ động vật Trung Quốc tuyên bố rằng có những lo ngại về sức khỏe liên quan đến buôn bán bất hợp pháp bằng cách đầu độc và đánh cắp thú cưng. Họ cho rằng công chúng và chính quyền cần cảnh giác các vấn đề an toàn thực phẩm với thịt chó và mèo.
Trương Hồng Bác, người sáng lập Thâm Quyến Cat, một cơ quan bảo vệ mèo phi chính phủ có trụ sở tại thành phố Quảng Đông, cho biết: "Đã có dấu hiệu tăng tiêu thụ thịt chó và mèo, mặc dù chúng tôi không biết liệu đây có phải chỉ là một hiện tượng ngắn hạn hay không".
Không có luật pháp bảo vệ, chó và mèo vẫn được nhiều người yêu động vật lên tiếng. Chẳng hạn, thành phố Ngọc Lâm ở Quảng Tây đã tổ chức lễ hội thịt chó vào tháng 6 hàng năm trong 10 năm qua, với khoảng 10.000 con chó bị giết thịt mỗi năm. Các nhà hoạt động bảo vệ quyền động vật đã phản đối, từng dẫn đến vụ đụng độ với những người bán thịt chó địa phương.
Trong khi đó, ngày càng nhiều gia đình Trung Quốc đang nuôi chó và mèo làm thú cưng. Trung Quốc có khoảng 168 triệu thú cưng trong năm 2018, hầu hết là chó hoặc mèo, với số lượng dự kiến sẽ tăng lên tới 248 triệu vào năm 2024.
Nền kinh tế thú cưng, chủ lực là sản phẩm chăm sóc và thực phẩm, là một trong những ngành phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc. Nghiên cứu từ CBN Data cho thấy ngành công nghiệp này trị giá gần 25 tỉ USD trong năm 2018.
Kinh doanh 05:00 | 30/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 29/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 28/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 27/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 26/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 25/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 24/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 23/08/2024