Kịch chật vật lên sàn Nhà hát Lớn

"Những vở kịch còn mãi với thời gian" gồm 11 vở diễn lần lượt lên sàn Nhà hát Lớn trong tháng 8 này. Sau một năm thực hiện chủ trương đưa nghệ thuật chất lượng cao vào Nhà hát Lớn, nghệ sỹ sân khấu vẫn khá loay hoay đi tìm khán giả.
kich chat vat len san nha hat lon Nhà biên kịch ở Việt Nam thù lao bèo, vì sao?
kich chat vat len san nha hat lon Dựng kịch kinh điển: Cuộc chơi 'mạo hiểm'?
kich chat vat len san nha hat lon
“Lão hà tiện” sẽ lên sàn diễn Nhà hát Lớn. Ảnh: N.H.K.

Còn mãi là bao lâu

Sau một năm thử nghiệm, chương trình đưa nghệ thuật chất lượng cao vào Nhà hát Lớn của Bộ trưởng VHTT&DL có sự thay đổi, sắp xếp kịch mục theo chủ đề trong tháng. Nghệ thuật dân tộc sáng đèn từ tháng 5 trở lại đây. Tháng 8 này dành riêng cho sân khấu kịch nói. Kỳ vọng tạo ra dấu ấn nào đó, các nhà tổ chức nhóm 11 vở diễn vào mục “Những vở kịch còn mãi với thời gian”. Không chỉ bó hẹp với nhà hát thuộc Bộ, Bộ VHTT&DL chủ động mời Nhà hát Kịch Hà Nội, Kịch nói Quân đội, Đoàn Kịch nói Công an Nhân dân tham gia.

Đem tiêu chí “còn mãi với thời gian” áp vào e hơi khiên cưỡng, bởi trong số này có những vở khá mới. Dưới cát là nước của đạo diễn NSND Lê Hùng (Nhà hát Kịch nói Quân đội) vừa dự LH sân khấu thử nghiệm quốc tế cuối năm 2016. Kiều của Nhà hát Kịch Việt Nam được NSND Anh Tú dựng năm ngoái. Hai vở diễn Ai là thủ phạm, Công lý không gục ngã của Nhà hát Tuổi trẻ công diễn từ 2015. Thuộc hàng “lâu đời” nhất là Cát bụi của NSND Xuân Huyền dựng cho Nhà hát Kịch Hà Nội, ra mắt năm 2004, Điện thoại di động cũng của Kịch Hà Nội ra mắt năm 2005.

Hai vở diễn chuyển thể từ kịch bản kinh điển có Vòng phấn Kavkaz của tác giả Bertol Brecht (Nhà hát Tuổi trẻ) trình làng năm 2014 dưới bàn tay đạo diễn Đức Dominik Gunther. Lão hà tiện của Molière do đạo diễn NSND Tuấn Hải (Nhà hát kịch Việt Nam) dàn dựng ra mắt đầu năm nay.

“Xét cho cùng đây là những vở kịch có chất lượng cả về nội dung và nghệ thuật”, ông Đào Đăng Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn giải thích cụm từ “còn mãi với thời gian” trong buổi họp báo sáng 31/7 tại Nhà hát Lớn. Ông nói thêm, trong số này từng có những vở có thời gian để thẩm thấu, có thực trạng vở mới hơn nhưng có chất lượng, được công chúng đón nhận. “Với tốc độ không có nhiều tác giả sáng tác như hiện nay, chẳng mấy sẽ không còn nhiều vở đọng lại với thời gian”, ông Hoàn nói. “Những vở kịch còn mãi với thời gian” không dừng lại 11 tác phẩm, mà sẽ được nối dài bằng nhiều tác phẩm kinh điển thế giới hoặc có tiếng vang từ nhiều năm trước.

Loay hoay bán vé

Quan trọng nhất là phải đưa tác phẩm có chất lượng thực sự đến với khán giả thực thụ chứ không phải chỉ có các gia đình nghệ sỹ đi xem vở mấy lần”, NSƯT Ngọc Thư, Giám đốc Nhà hát Kịch nói Quân đội khẳng định. Trước đó, NSƯT Chí Trung dốc bầu tâm sự, nghệ sỹ được bước chân vào Nhà hát Lớn diễn đều “dựng tóc gáy” vì xúc động và “thăng hoa khủng khiếp”. “Mỗi đêm ở Nhà hát Lớn được 400-500 khán giả, có thể không trở thành cứu cánh cho sân khấu nhưng ít nhất giữ lại niềm tin cho chúng tôi”, Chí Trung nói. NSƯT Xuân Bắc, Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam đồng quan điểm rằng, các nhà hát đang nỗ lực tạo thành thể thống nhất “quảng bá nghệ thuật sân khấu đến đông đảo khán giả”.

Các nhà hát có vở được vào Nhà hát Lớn trong chương trình này hẳn bớt áp lực tài chính hơn, do chính sách tài trợ ít nhiều của Bộ VHTT&DL: Nhà hát thuộc Bộ được hỗ trợ tiền rạp, các nhà hát còn lại không mất chi phí, bán vé được bao nhiêu lo bồi dưỡng cho diễn viên.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ hơn một lần nhắc lại kỳ vọng nhà hát cần phải quảng bá tốt hơn, thu hút nhiều khán giả hơn. Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Giám đốc Nhà hát Lớn cho biết, so với năm ngoái, sự hỗ trợ của doanh nghiệp giảm nên BTC nỗ lực để doanh thu bán vé tốt hơn trước. Từ 2 tháng trước, Nhà hát Lớn chạy chương trình quảng bá trên website và một số phương tiện truyền thông, lượng khách lẻ tìm đến mua vé cũng có tín hiệu khả quan, bà Nguyệt cho hay.

Hỏi Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Chí Trung về lượng vé bán được của Vòng phấn Kavkaz (diễn tối 5/8), anh cho biết chưa nắm rõ, bởi phần lớn vé có giá từ 500-700 nghìn đồng do Nhà hát Lớn đảm nhiệm. Khán giả vẫn quen mức giá xem kịch 200 nghìn đồng ở các nhà hát, thành ra khi mua vé vào Nhà hát Lớn họ cũng dè dặt hơn. Đại diện Nhà hát Kịch Việt Nam cho biết, những vở diễn trụ rạp một thời gian đều khá chật vật. Một số nhà hát bây giờ nhờ phần không nhỏ vào mối quan hệ của nghệ sỹ, lãnh đạo để bán vé. NSƯT Chí Trung vò đầu bứt tai, chẳng lẽ phải học theo một Cục trưởng NTBD lão làng “cho đoàn xe hai chục chiếc đi biểu dương lực lượng khắp các tuyến phố”…!

Các vở diễn chọn lọc tại Nhà hát Lớn trong tháng 8: Vòng phấn Kavkaz (5/8), Ai là thủ phạm (6/8), Công lý không gục ngã (7/8), Cát bụi (8/8), Điện thoại di động (9/8), Bỉ vỏ (10/8), Kiều (12/8), Lão hà tiện (13/8), Bão của hoàng hôn (17/8), Quyết đấu giữa sương mù (18/8) và Dưới cát là nước (20/8).
kich chat vat len san nha hat lon The Face mùa hai thừa chiêu trò vẫn nhạt nhẽo
kich chat vat len san nha hat lon Biên kịch 'Sống chung với mẹ chồng' muốn Bảo Thanh đóng mẹ chồng trong phim mới
kich chat vat len san nha hat lon Thiếu biên kịch giỏi, phim Việt có bị thụt lùi?
chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.