Đưa Nhà hát Lớn thành điểm du lịch - Còn nhiều 'chướng ngại'

Dự kiến từ tháng 6/2017, Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ mở cửa phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu lịch sử, kiến trúc và thưởng thức nghệ thuật của du khách. Thế nhưng, có không ít băn khoăn từ các chuyên gia du lịch, lữ hành cho rằng chất lượng nghệ thuật chưa tương xứng với giá vé, thời gian gấp gáp khiến việc thu hút khách du lịch không dễ dàng.
dua nha hat lon thanh diem du lich con nhieu chuong ngai Lạnh người chứng kiến hàng rào chông tre nhọn hoắt cạnh vườn hoa Nhà Hát Lớn để... chống chó
dua nha hat lon thanh diem du lich con nhieu chuong ngai Ông Đoàn Ngọc Hải: Nhà hát trăm tuổi vốn chỉ có ba bậc tam cấp
dua nha hat lon thanh diem du lich con nhieu chuong ngai
Du khách thưởng lãm kiến trúc hơn 100 tuổi vừa thưởng thức nghệ thuật dân tộc đặc sắc.

Ngắm kiến trúc, thưởng thức nghệ thuật “2 trong 1”

Vụ Lữ hành - Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tổ chức chương trình khảo sát, tọa đàm xây dựng sản phẩm du lịch, khai thác chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Theo đó, sản phẩm văn hóa phục vụ khách du lịch được triển khai tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào sáng thứ 2 và sáng thứ 5.

Du khách sẽ được thuyết minh viên giới thiệu về lịch sử, kiến trúc của nhà hát, được xem chương trình nghệ thuật với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau biểu diễn ở sân khấu chính và sân khấu nhỏ trong Phòng Gương.

Được tương tác với hoạt động diễn tập chương trình ở sân khấu chính, được xem khu vực trưng bày các hình ảnh liên quan đến Nhà hát Lớn trong suốt quá trình tồn tại, các bản vẽ thiết kế ban đầu Nhà hát Lớn, các hiện vật gắn với Nhà hát Lớn từ khi khởi công xây dựng đến nay, tư liệu về quá trình trùng tu nhà hát vào năm 1995, được mua sắm các sản phẩm quà tặng, lưu niệm, băng đĩa gắn với biểu tượng Nhà hát Lớn Hà Nội và gắn với nghệ thuật truyền thống.

Theo dự kiến, thời gian bắt đầu từ 10h15, kết thúc 11h45.

Nếu du khách chỉ thích tham quan, tìm hiểu kiến trúc, lịch sử Nhà hát thì có thể đặt mua sản phẩm “Tham quan Nhà hát”. Du khách được tương tác với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại sân khấu nhỏ Phòng Gương và tương tác với sân khấu chính. Du khách được tiếp cận rất gần với các hoa văn họa tiết và mái vòm của khán phòng, được quan sát toàn bộ không gian sân khấu và khán giả nhìn từ trên cao…Với sản phẩm “Tham quan Nhà hát”, du khách có thể tới vào các khung giờ: 9 giờ, 10 giờ 30, 14 giờ các ngày thứ ba, thứ tư, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần.

Theo ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, việc xây dựng sản phẩm du lịch, khai thác chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch tại Nhà hát Lớn Hà Nội nhằm đưa Nhà hát Lớn trở thành một điểm đến của du khách trong và ngoài nước; phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa tại Hà Nội, định hình trở thành một địa điểm thăm quan, du lịch và trải nghiệm thú vị của du khách. Ngoài ra, sản phẩm du lịch này còn giới thiệu quảng bá các loại hình nghệ thuật đặc sắc của đất nước đến với du khách trong và ngoài nước đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống.

101 băn khoăn

Tại cuộc tọa đàm “Xây dựng sản phẩm du lịch, khai thác chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch tại Nhà hát Lớn” diễn ra vào chiều ngày 10/5 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), không ít các chuyên gia du lịch, lãnh đạo các công ty lữ hành băn khoăn về việc “thành công hóa” sản phẩm du lịch tại đây.

Bà Trương Thị Thảo - Công ty Du lịch Tia sáng Mê Kông cho rằng việc đưa khung giờ 10 giờ 15 - 11 giờ 45 phút là “lỡ cỡ”. Thưởng lãm nghệ thuật, du khách thường chọn buổi tối để họ thư giãn. Đó là chưa kể sản phẩm du lịch này “ngắt quãng” chỉ diễn ra vào thứ 2 và thứ 5 sẽ hạn chế những du khách quốc tế tới xem cũng như “làm khó” cho những công ty lữ hành. Theo bà Thảo, nên chăng, Nhà hát Lớn “đỏ đèn” các ngày để hút khách du lịch.

Nhiều ý kiến cho rằng, giá vé cao: 400 nghìn đồng/khách (18 USD) có thể làm “nhụt chí” du khách nội địa và quốc tế. Thời gian đầu, Nhà hát Lớn chỉ nên thu vé 5-10 USD để mời khách đến với mình. Vé cao nhưng chất lượng nghệ thuật chưa ổn. Các tiết mục: Hòa tấu “Duyên dáng Việt Nam”; trích đoạn tuồng “Ông già cõng vợ đi xem hội”; múa “Hứng dừa”, chùm sáo dân tộc “Tình trăng, tình núi”, múa rối “Vũ điệu Chim Công”, hát múa chầu văn “Cô bé Đông Cuông”, Tam tấu đàn Đá- T.rưng “Đêm hội Tây Nguyên” chưa mang đậm hồn dân tộc, không có nội dung chủ đề, thậm chí có ý kiến cho rằng 7 tiết mục nghệ thuật ấy như “nồi lẩu thập cẩm”, rời rạc không gắn kết.

Dự kiến từ tháng 6/ 2017, Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ mở cửa phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu lịch sử, kiến trúc và thưởng thức nghệ thuật của du khách. Với thời gian gấp gáp như vậy, nhiều công ty lữ hành lo lắng vì sợ không trở tay kịp. Theo họ, để bán được một sản phẩm du lịch mới cần khoảng thời gian ít nhất từ 3 đến 6 tháng xúc tiến, giới thiệu sản phẩm. Trong khi từ nay tới ngày “xuất phát” chỉ còn chưa tới 20 ngày nữa.

“Thời điểm mở cửa tham quan đang tới gần, công tác xúc tiến sản phẩm tour mới cần được đẩy mạnh, thông qua việc gửi các thông tin đến tất cả các đơn vị lữ hành. Nếu chậm trễ trong khâu truyền thông cũng như chiến lược ưu đãi nhân dịp mở cửa tham quan sẽ dẫn đến việc thu hút du khách đến với Nhà hát Lớn kém hiệu quả” - ông Lê Công Năng Công ty Vietrantour nhận định.

Còn nhớ, cách đây 4 năm, một chương trình nghệ thuật đặc sắc mang tên “Hồn Việt” đã ra đời tại Nhà hát Lớn. Ở đó khán giả được thưởng thức những bộ môn nghệ thuật đã trở thành tinh hoa văn hóa của dân tộc, những sáng tạo nghệ thuật độc đáo từ thực tế, trong đó có nhiều bộ môn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

Những điệu múa, lời hát… đặc trưng của cả ba miền, từ hát xẩm miền Bắc, hát chầu văn Huế, cải lương miền Nam, cho tới những điệu múa sạp rộn ràng của dân tộc Mường vùng Tây Bắc, tiếng cồng chiêng, đàn đá vang vọng của Tây Nguyên… tất cả tạo nên một bức tranh văn hóa đầy màu sắc và sống động. Thông qua các công ty lữ hành, “Hồn Việt” mong muốn đón được nhiều du khách trong và ngoài nước đến thưởng thức. Theo dự kiến, “Hồn Việt” sẽ diễn ra vào tối thứ 2 hàng tuần tại Nhà hát Lớn.

Vậy nhưng, chỉ sau 1,2 tháng “đỏ đèn”, chương trình nghệ thuật đặc sắc ấy đã “chết yểu”... vì hiu hắt du khách, khán giả!

Có thể thấy, việc đưa du khách nội địa và quốc tế tới thưởng thức nghệ thuật tại Nhà hát Lớn không hề đơn giản. Hơn ai hết, Vụ Lữ hành - Tổng cục Du lịch, Nhà hát Lớn, Cục Nghệ thuật- Biểu diễn nhanh chóng chế biến “món ăn” thật đặc sắc, hấp dẫn, nhưng giá vé “mềm” để “câu” du khách trong và ngoài nước tới thưởng thức nghệ thuật dân tộc và thưởng lãm kiến trúc độc đáo của Nhà hát hơn trăm tuổi.

dua nha hat lon thanh diem du lich con nhieu chuong ngai Ông Đoàn Ngọc Hải: Nhà hát trăm tuổi vốn chỉ có ba bậc tam cấp

Ông Đoàn Ngọc Hải khẳng định: Hai bậc tam cấp chiếm vỉa hè bị tháo dỡ tại nhà hát Công Nhân là do làm thêm ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.