Thế nào là đắt?

Nhà hát Lớn Hà Nội chẳng mấy khi “hot” như những ngày qua khi thông báo mở cửa đón khách tham quan với giá vé: 400.000 đồng/lượt, với những đối tượng đặc biệt như học sinh, sinh viên, những người thuộc diện chính sách được giảm 50% giá vé. Đương nhiên, giá vé tham quan gây ra cuộc tranh luận nhiều chiều.

Nhiều người cho rằng, giá vé Nhà hát Lớn Hà Nội quá cao, cho dù tham quan có kèm thưởng thức nghệ thuật. Có người nói rằng: “Mở cửa đón khách tham quan với giá vé trên trời như vậy thì còn ai dám vào?”; “Với giá này, không phải là vé tham quan mà là vé cấm tham quan thì đúng hơn”… Để chứng minh giá vé cao người ta so sánh với giá vé tham quan Cung điện Hoàng gia Thái, tham quan bảo tàng Louvre, tham quan tầng thượng tháp Eiffel…

Ở ta gần đây có kiểu, hễ có việc gì tranh luận, lại mang “tây” ra làm “thước đo”. Mới rồi, để bảo vệ lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, một vị giáo sư văn hóa nổi tiếng đưa ra lí lẽ: “Thử hỏi ở các nước khác, đấu bò tót, đấm bốc… đến nỗi có người chết ngay tại chỗ thì có dã man không?”. So sánh của vị giáo sư này nhận được nhiều “đá” từ dư luận: “Tại sao phải so với nước ngoài! Khi ta là người Á Đông?”.

Thực ra chuyện tham quan hay không tham quan Nhà hát Lớn không hẳn phụ thuộc vào giá vé cao hay thấp. Có một thực tế ai cũng nhìn ra, nhiều người Việt không ham hoặc không có thói quen tham quan bảo tàng, di tích… Có những người đến bảo tàng đẳng cấp, có giá trị chỉ để… chụp ảnh cưới.

Điều này, không chỉ diễn ra ở thủ đô. Cách đây không lâu, tôi có dịp tới thăm nhà trưng bày tác phẩm Điềm Phùng Thị, một tên tuổi của nền điêu khắc thế giới. Nhà trưng bày nằm ở một vị trí thuận tiện của thành phố Huế nhưng vắng khách, hỏi những người có trách nhiệm mới hay: Chủ yếu đón khách tây, rất hiếm khách Việt. Tôi thăm nhà trưng bày tác phẩm Điềm Phùng Thị không tốn một đồng nào. Cho nên dù Nhà hát Lớn Hà Nội có giá vé tham quan thấp hơn có chắc sẽ đón đông khách Việt hơn?

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ cho rằng: Giá vé 400.000 đồng/lượt tham quan, chẳng có gì đắt, khi người ta vừa được tìm hiểu về Nhà hát Lớn, vừa được thưởng thức nghệ thuật giàu bản sắc dân tộc.

Vấn đề chính vẫn là: Khách Việt có thật sự khao khát tham quan Nhà hát Lớn hay không? Ông Nguyễn Hùng Vỹ đặt câu hỏi: Tại sao vé xem các liveshow ca nhạc hiện nay cao ngất ngưởng, lên tới vài triệu đồng một vé, người ta vẫn đổ đi xem mà không ai than đắt?

Hãy nghe một số bình luận của độc giả: “Nhà hát chứ có phải cung điện nguy nga gì đâu mà để tham quan? Nhà hát bé tí, không gian chật hẹp… thì xem với ngắm cái gì?”. Người Việt khác lên tiếng: “Chả có gì đâu mà tham quan cho phí tiền”.

Một khi sự lộng lẫy, xa hoa của cung điện mới được đánh giá là “đáng đồng tiền bát gạo” thì vé tham quan “thánh đường” nghệ thuật bị cân đong đắt, rẻ tùm lum là chuyện chẳng có gì khó hiểu.

Cứ tình hình này, giống như vé xem múa rối nước, xem hát chầu văn… vé tham quan Nhà hát Lớn có lẽ sẽ nhắm đến đối tượng khách Tây là chính.

the nao la dat Nhà hát lớn Hà Nội: Điểm check in mới và 'chất' nhất 2017
the nao la dat Nhà hát Lớn Hà Nội... đẹp 'khó cưỡng' trong ngày đầu tiên mở cửa
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.