Kích hoạt não trẻ em: Có thể khởi tố nếu gây hại

Theo khẳng định của Luật sư Nguyễn Văn Hậu, nếu như các hoạt động kích hoạt não dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em thì có thể khởi tố hình sự.

Hiện nay, một số các trung tâm tự mở ra để thực hiện các dịch vụ về kích hoạt não, sinh trắc vân tay. Các trung tâm này thu học phí là 9,5 triệu đồng cho 1 khoá học bao gồm: 2 buổi kích hoạt não và 2 tháng tập huấn.

Các trung tâm này quảng cáo sẽ kích hoạt não giữa cho trẻ, giúp các bé tập trung cao độ và sẽ trở thành những thiên tài. Các trung tâm này hoạt động theo kiểu nhượng quyền của MBM Việt Nam. Bộ Y tế và Bộ giáo dục khẳng định không cấp phép cho các trung tâm này và đã yêu cầu dừng hoạt động.

kich hoat nao tre em co the khoi to neu gay hai Bộ Giáo dục và Đào tạo: Lớp học 'Kích hoạt não' rất nguy hiểm cho trẻ em

Vụ trưởng Vụ giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ, chúng ta nên nghĩ đến những nguy cơ trẻ lớn lên ...

Phóng viên Việt Nam Mới đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam về các vấn đề xung quanh các hoạt động của những trung tâm kích hoạt não giữa.

kich hoat nao tre em co the khoi to neu gay hai
Luật sư Nguyễn Văn Hậu

PV: Việc các trung tâm không có giấy phép nhưng vẫn tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục như vậy đã vi phạm những quy định nào? Các trung tâm không có giấy phép mà tuyển sinh, thu tiền học như vậy đã sai phạm như thế nào, thưa ông?

Luật sư Nguyễn Văn Hậu: Hiện nay tại Việt Nam, các dịch vụ liên quan đến kích hoạt não, sinh trắc vân tay vẫn là những vấn đề còn tương đối mới mẻ, còn khá mơ hồ. Tuy nhiên, với những diễn biến trên thực tế, các trung tâm này đã kinh doanh bằng hình thức mở các lớp đào tạo, định hướng nghề nghiệp cho trẻ em thì cần phải xác định các hoạt động này thuộc sự quản lý của ngành giáo dục và đào tạo và là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực này phải được các cơ quan quản lý chuyên ngành giáo dục cấp giấy phép hoạt động.

Theo điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/214 về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giáo dục kỹ năng sống, định hướng nghề.

Trường hợp tổ chức hoạt động giáo dục khi chưa được phép hoạt động thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 4 Điều 6 Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013, (được sửa đổi bởi Nghị định số 79/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Tùy theo bậc giáo dục mà doanh nghiệp sẽ bị xử phạt với mức tương ứng, thấp nhất là 5 triệu đồng (bậc mầm non) và cao nhất lên đến 50 triệu đồng (bậc đại học, trừ chương trình thạc sĩ, tiến sĩ). Ngoài ra, tổ chức vi phạm còn bị đình chỉ hoạt động giáo dục từ 12 đến 24 tháng, buộc phải trả lại tiền cho người học.

kich hoat nao tre em co the khoi to neu gay hai
Luật sư Hậu khẳng định: Kích hoạt não và sinh trắc vân tay là mơ hồ

Đối với các trung tâm giáo dục, việc kiểm định về mặt hiệu quả, chất lượng sẽ do cơ quan nào thẩm định?

Theo quy định tại các Điều 11, 12, 13 Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Sở Giáo dục đào tạo, Phòng Giáo dục đào tạo trên địa bàn của doanh nghiệp có hoạt động giáo dục có trách nhiệm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

Theo ông, hoạt động của trung tâm kích hoạt não có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Việc cá nhân có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không phải xét đến hai dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này là có hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt. Theo quan điểm của tôi, hoạt động của các trung tâm này chỉ là các quan hệ dân sự bình thường, không có dấu hiệu của tội lừa đảo.

Các chuyên gia tâm lý, y khoa đánh giá các hoạt động kích hoạt não sẽ gây tổn thương cho trẻ. Vậy việc xử lý hậu quả của những tác động của các trung tâm sẽ do ai chịu trách nhiệm? Nếu như trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng có thể xem xét dấu hiệu hình sự?

Điều 604, Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định, người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Vì vậy, hoạt động kích hoạt não nếu gây ảnh hưởng, tổn thương đến sức khỏe của trẻ thì chính các trung tâm kinh doanh dịch vụ này phải bồi thường thiệt hại.

Về hình sự, tùy theo từng trường hợp cụ thể mới có thể xem xét được có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện các hoạt động kích hoạt não cho trẻ hay không, và truy cứu về tội gì. Ví dụ như nếu việc kích hoạt não nếu gây thiệt hại về sức khỏe của trẻ với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên mà do lỗi vô ý thì có thể bị truy cứu về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 108 Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Người phạm tội này có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm; còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

kich hoat nao tre em co the khoi to neu gay hai
Các trung tâm Kích hoạt não phải bồi thường nếu có thiệt hại.

Việc liên bộ ra quyết định đình chỉ như vậy thì theo quy định của pháp luật có cần thanh kiểm tra, xử lý triệt để hơn nữa không? Theo đánh giá của ông, việc để các trung tâm này không phép nhưng vẫn hoạt động hoạt động, chính quyền, cơ quan chức năng ở các địa phương có phải chịu trách nhiệm?

Hiện nay, việc xác định hoạt động kinh doanh kích hoạt não, sinh trắc vân tay có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không vẫn chưa có quy định rõ ràng nên gây lúng túng trong việc thanh tra, xử lý của các cơ quan quản lý nhà nước.

Về nguyên tắc, sinh trắc dấu vân tay không thuộc các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh nhưng là một hoạt động dịch vụ chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam song vẫn được các doanh nghiệp đưa vào hoạt động trên thực tế.

Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là phải vào cuộc xem dịch vụ này có hợp pháp hay không, liệu có thể được chấp nhận hay không để đưa việc thực hiện sinh trắc dấu vân tay vào trong khuôn khổ pháp luật, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Theo quan điểm của tôi thì cần phải làm rõ có cơ sở khoa học nào chứng minh cho việc sinh trắc dấu vân tay có thể mang lại những định hướng chính xác về khả năng, nghề nghiệp của mỗi người trong tương lai hay không; Nghiên cứu có được thực nghiệm kiểm chứng không, có được hội đồng khoa học ở VN công nhận không… hay chỉ là một hình thức biến tướng của việc mê tín dị đoan.

kich hoat nao tre em co the khoi to neu gay hai
Có thể khởi tố hình sự nếu như hoạt động kích hoạt não gây tổn hại nghiêm trọng cho trẻ em.

Nếu kết quả đánh giá lệch dẫn đến hậu quả tư vấn sai, hướng nghiệp sai, đầu tư sai, mất thời gian, tiền bạc của gia đình, xã hội; có thể khiến cho người trong cuộc khủng hoảng trầm trọng, ép buộc phải làm những việc không phù hợp với sở thích, nhu cầu của mình.

Bên cạnh đó, nếu có cơ sở để chấp thuận cho dịch vụ sinh trắc dấu vân tay tại Việt Nam thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cần phải đáp ứng những điều kiện nào, vấn đề lưu giữ và sử dụng mẫu dấu vân tay của khách hàng, cơ chế để giám sát dịch vụ này ra sao… cần phải được quy định rõ.

Nếu không có thể phát sinh việc các đối tượng xấu sử dụng dấu vân tay cùng với các thông tin thu thập được từ khách hàng để sử dụng vào các mục đích không hợp pháp như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm giả hồ sơ, giấy tờ… gây nên những hệ lụy xấu cho người sử dụng dịch vụ, gia đình và xã hội.

Xin cảm ơn ông.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.