Kiên Giang sẽ phát triển 4 hành lang kinh tế dựa theo các trục giao thông lớn

Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có đề cập đến việc quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội theo 4 tiểu vùng và 4 hành lang kinh tế dựa theo các trục giao thông lớn.

Một góc Kiên Giang. (Ảnh: Báo Chính phủ).

Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có đề cập đến việc quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội theo 4 tiểu vùng và 4 hành lang kinh tế dựa theo các trục giao thông lớn.

Theo đó, 4 tiểu vùng bao gồm vùng Tứ giác Long Xuyên với TP Rạch Giá, TP Hà Tiên, huyện Kiên Lương, huyện Giang Thành, huyện Hòn Đất và một phần các huyện Tân Hiệp, Châu Thành.

Đây là vùng tập trung phát triển đô thị, kinh tế cửa khẩu và các hoạt động thương mại, dịch vụ giá trị gia tăng, chất lượng cao của tỉnh; tập trung các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ ngành nông và ngư nghiệp, công nghiệp năng lượng; đầu mối giao thương, giao thông đối ngoại của tỉnh; vùng sản xuất nông nghiệp, vùng nuôi biển và bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Vùng Tây sông Hậu bao gồm một phần huyện Tân Hiệp, Châu Thành và toàn bộ huyện Giồng Riềng, Gò Quao.

Đây là vùng tập trung phát triển đa dạng các ngành công nghiệp chế biến nông - thủy sản, các ngành công nghiệp chế tác sử dụng nhiều lao động; là vùng phát triển mạnh về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản.

Vùng U Minh Thượng bao gồm huyện An Minh, An Biên, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận. Đây là vùng tập trung phát triển các mô hình nông - lâm - thủy sản kết hợp, cung cấp nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, hậu cần nghề cá, kết hợp phát triển du lịch nông nghiệp, sinh thái.

Vùng Hải đảo bao gồm TP Phú Quốc và huyện đảo Kiên Hải, đây là vùng tập trung phát triển mạnh về kinh tế biển, với nhiều hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch biển đảo, với nhiều giá trị khác biệt, chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế; phát triển vùng hải đảo theo hướng sinh thái kết hợp bảo vệ vườn Quốc gia và hệ sinh thái biển.

4 hành lang kinh tế bao gồm hành lang kinh tế Hà Tiên - Rạch Giá (thuộc hành lang kinh tế Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu), hành lang này dựa trên trục cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, QL 80 và đường bộ ven biển.

Hành lang này tập trung phát triển các ngành kinh tế biển mũi nhọn, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của các địa phương ven biển Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất và Rạch Giá.

Hành lang kinh tế ven biển khu vực An Minh - An Biên - Châu Thành - Rạch Giá (thuộc hành lang kinh tế ven biển qua các tỉnh ven biển từ Cà Mau đến Kiên Giang).

Hành lang này dựa trên trục đường bộ ven biển và đường hành lang ven biển phía Nam; tập trung phát triển các ngành kinh tế biển như: năng lượng tái tạo, cụm liên kết về thủy sản, nghề biển, du lịch và đô thị biển đảo.

Hành lang kinh tế Bắc - Nam dựa trên trục cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi và QL 80; hành lang này đóng vai trò quan trọng trong việc giao thương giữa tỉnh với các địa phương trong Vùng.

Hành lang biên giới Giang Thành - Hà Tiên (thuộc hành lang biên giới từ Long An đến Kiên Giang) dựa trên trục quốc lộ N1; tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế biên mậu gắn với hình thành các đô thị biên giới, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến bắt đầu có doanh thu hàng nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.