Kinh doanh thua lỗ, nhiều cửa hàng 'phố kiểu mẫu' Lê Trọng Tấn bỏ 'đồng phục'

Nhiều cửa hàng ở đường Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) đã thay thế các biển quảng cáo đồng phục vì kinh doanh không hiệu quả.
 
kinh doanh khong hieu qua nhieu cua hang pho kieu mau le trong tan bo dong phuc
Nhiều biển quảng cáo ở phố Lê Trọng Tấn đã thay đổi cho phù hợp với thương hiệu.

Đồng phục biển quảng cáo sắp "hết thời"?

Ngày 7/5/2016, dự án mở rộng đường Lê Trọng Tấn đoạn từ Tôn Thất Tùng tới sông Lừ (Thanh Xuân, Hà Nội) chính thức thông xe. Điều đáng nói ở đây là các biển hiệu quảng cáo ở tuyến đường này đường "may đồng phục" về kích thước, kiểu dáng và màu sắc.

Cụ thể, trên tuyến đường dài khoảng 1,5km, các biển hiệu cửa hàng được thiết kế với hai màu xanh, đỏ viền trắng, kích thước chiều rộng không quá mặt tiền công trình, chiều cao khoảng 1,1 m. Ngay từ khi "tuyến phố đồng phục" này ra mắt thì đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ người dân và các chuyên gia.

Ghi nhận của PV ngày 10/12 cho thấy, nhiều biển quảng cáo tại đường Lê Trọng Tấn đã thay đổi tùy theo ý của chủ cửa hàng hoặc theo đúng với với thương hiệu sản phẩm mà họ kinh doanh. "Chúng tôi phải thay đổi biển quảng cáo vì nếu không khách hàng sẽ rất khó nhận ra của hàng. Việc kinh doanh từ khi lắp biển quảng cáo "xanh đỏ" gặp nhiều khó khăn", một chủ cửa hàng kinh doanh quần áo cho biết.

Trong khi đó, nhiều cửa hàng vẫn sử dụng biển đồng phục nhưng bổ sung thêm biển phía dưới, lắp mái hiên hoặc lắp đèn led để thu hút khách hàng. "Khách hàng phàn nàn về biển quảng cáo nhiều, họ thậm chí còn không tìm thấy cửa hàng quen của mình ở đâu. Tôi buộc phải thay đổi nếu không muốn mất khách, kinh doanh thua lỗ", anh N.V.T, kinh doanh hàng ăn nói.

Ghi nhận cho thấy, nhiều cửa hàng trên tuyến phố này đã trở về với logo truyền thống của mình như sơn Dulux, ga Ngọn lửa thần, bia hơi Hà Nội, Biti's.

kinh doanh khong hieu qua nhieu cua hang pho kieu mau le trong tan bo dong phuc
Bia hơi Hà Nội trở về "đúng nghĩa".
kinh doanh khong hieu qua nhieu cua hang pho kieu mau le trong tan bo dong phuc
Biển quảng cáo thương hiệu Biti's quay lại logo của mình.
kinh doanh khong hieu qua nhieu cua hang pho kieu mau le trong tan bo dong phuc
Nhiều của hàng lắp thêm đèn led giúp khách hàng dễ nhận biết.
kinh doanh khong hieu qua nhieu cua hang pho kieu mau le trong tan bo dong phuc
Lắp thêm biển quảng cáo dưới "biển đồng phục".

Đồng phục biển hiệu... "giết thương hiệu"

Thạc sĩ Nguyễn Phan Anh, chuyên gia marketing online, giảng viên trường ĐH Thương mại cũng cho rằng: "Về mặt quản lý thì là tốt, ý tưởng cũng tốt nhưng về mặt quảng cáo thì việc chỉ sử dụng 2 màu đang hạn chế sự sáng tạo của thương hiệu và gây nhầm lẫn về thương hiệu".

"Các thương hiệu có bản sắc riêng sẽ phải xem xét, nếu như thuê mặt bằng tại đây. Ví dụ, họ có sự nhận diện đồng nhất về màu sắc với 2 màu xanh-đỏ. Như vậy, vô hình chung việc này đã làm giảm giá trị mặt bằng cho thuê", ông Phan Anh nói thêm.

kinh doanh khong hieu qua nhieu cua hang pho kieu mau le trong tan bo dong phuc

Về biển hiệu 2 màu nền, ông Phan Minh Quang, chuyên gia tư vấn Marketing của Vilink cho rằng: "Các đơn vị kinh doanh theo chuỗi, hoặc các đơn vị kinh doanh đã có sẵn bộ nhận dạng thương hiệu sẽ gặp khó khăn khi thuê mặt bằng tại khu vực này. Đa số sẽ không lựa chọn thuê ở khu vực này. Họ sẽ rất khó để cho khách hàng biết rằng họ vừa mở một cửa hàng mới, vì không ai nhận ra họ. Thậm chí khách hàng có thể nghĩ là có người vừa nhái một thương hiệu nổi tiếng, nhưng bảng hiệu lại làm xấu hơn".

Theo ông Quang, việc "đồng phục" biển hiệu đang vô tình lại làm khó cho đơn vị kinh doanh trong việc trang trí. Bởi lẽ: "Nếu một quán cà phê muốn thiết kế như một không gian cổ tích, hoặc một không gian lãng mạn - cổ điển, thì rõ ràng việc treo bảng tên thuần màu là không phù hợp với trang trí bên trong".

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.