Kinh nghiệm 7 ngày du lịch Nhật Bản và cách xin visa tự túc, không cần thư mời của travel blogger

Là một trong những travel blogger nổi tiếng, Trần Lê Ngọc Thắng đã chia sẻ kinh nghiệm 7 ngày du lịch Nhật Bản và cách xin visa tự túc không cần thư mời.

Nhắc đến visa Nhật, nhiều người lo ngại và cho rằng xin rất khó, dễ bị đánh trượt lắm, phải có thư mời các kiểu... Ngay cả những người có đầy đủ giấy tờ cũng vẫn lo lắng bị "trượt" visa nên chuyển qua làm dịch vụ cho yên tâm. Tuy vậy, đó là quan điểm chưa thực sự đúng đắn.

Dưới đây là kinh nghiệm xin visa tự túc của Trần Lê Ngọc Thắng.


Travel blogger Trần Lê Ngọc Thắng.

Hồ sơ xin visa đi du lịch Nhật Bản như sau:

1. Hộ chiếu (Passport): Phải còn hạn ít nhất 6 tháng tính từ ngày dự định sẽ đi du lịch Nhật Bản. 

2. Ảnh 4,5 cm x 4,5 cm (phông trắng) 

3. Tờ khai xin visa (dán sẵn ảnh thẻ 4.5 cm × 4.5 cm)

*Lưu ý: Phần cuối cùng của tờ khai xin visa, người xin visa chính chủ phải tên trùng với chữ trên hộ chiếu.

Mặt sau ảnh phải ghi rõ họ tên.

Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận nếu có chỉnh sửa ảnh.

4. Hồ sơ chứng minh công việc ổn định:

- Hợp đồng lao động (bản sao công chứng hoặc có dấu treo của công ty)

- Giấy xác nhận đang là nhân viên của công ty (song ngữ + có dấu của công ty)

- Sao kê lương 3 tháng gần nhất hoặc xác nhận nhận lương bằng tiền mặt của công ty

(bản gốc song ngữ)

- Đơn xin nghỉ phép đi du lịch (bản gốc, song ngữ)

5. Bằng chứng về tài chính cho chuyến đi 

- Xác nhận số dư tài khoản sổ tiết kiệm (bản gốc, song ngữ)

Sổ tiết kiệm có thời hạn ít nhất 3 tháng, trên 100 triệu đồng. 

*Lưu ý: 

Đừng nghĩ trong sổ tiết kiệm càng nhiều tiền là càng tốt, sổ tiết kiệm mà nhiều tiền quá so với số lương bạn nhận được thì cũng có thể bị đánh trượt.

49898829_10210695668628042_7540467566674706432_o

49076981_10210683212836655_2313704538827128832_o

48994289_10210683212676651_3417677087140478976_o

Núi Phú Sĩ

6. Giấy tờ đặt vé máy bay, khách sạn

Lưu ý: 

Booking khách sạn không nhất thiết phải thanh toán ngay, chọn booking nào có thể hoàn hủy được để phòng trường hợp trượt visa, khi nào đỗ thì đặt lại sau.

7. Lịch trình lưu trú

- Ghi rõ chi tiết các hoạt động dự định, nơi ở, nơi liên lạc. Bắt buộc phải điền ngày nhập cảnh, ngày về nước. Bắt buộc điền tên chuyến bay và sân bay xuất nhập cảnh nếu đã quyết định.

- Lịch trình cần viết theo từng ngày. Không chỉ ghi tên thành phố chung chung như "Tokyo", "Kyoto" mà cần ghi cụ thể địa điểm và nội dung hoạt động thực tế.

Điền cụ thể nơi sẽ lưu trú lại (ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại).

- Lịch trình phải khớp với booking khách sạn.

Ví dụ: Ngày 19/12/2018: Osaka – Kyoto 

Flight No: Vj 938 arrive at Osaka Kansai at 7h50 (Chuyến bay số: Vj 938 đến Osaka Kansai lúc 7h50).

Travel to Kyoto by train. (Du lịch đến Kyoto bằng tàu hỏa).

Address: Ghi tên khách sạn/địa chỉ/ số điện thoại.

Visit Fushimi- Inari.(Ghé thăm đền Fushimi Inari).

Visit Nishiki Market (Ghé thăm chợ Nishiki).

Visit Gion Street (Ghé thăm phố Street).

8. Tài liệu chứng minh mối quan hệ của nhóm bạn đi du lịch:

- Nhóm bạn: Ảnh chụp nhóm lúc đi cafe hoặc những ảnh đã đi du lịch cùng nhau. Đánh số trên đầu và 1 tờ giấy kê khai tên tuổi, mối quan hệ.

- Gia đình: Tương tự, có thêm giấy tờ chứng minh như giấy đăng kí kết hôn, hộ khẩu bản sao công chứng.

* Lưu ý: 

- Chỉ cần 1 người đi nộp cả nhóm, và cũng chỉ cần 1 người đi lấy cho cả nhóm. Nên đi từ sáng thứ Hai và đến từ lúc 7h để xếp hàng. 

- Cần mang theo chứng minh thư vì bảo vệ sẽ kiểm tra và thu chứng minh thư trước khi bạn vào cổng.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ là 8 ngày làm việc.

- Địa chỉ nộp hồ sơ: Đại sứ quán Nhật số 27 Liễu Giai, Hà Nội.

*Ngày trả kết quả:

- Đi từ 13h để lấy số giữ chỗ

- Nếu đỗ, sẽ nộp 610 nghìn đồng.

- Nếu trượt, trả lại mỗi hộ chiếu và không thông báo lí do bị trượt.

Visa được cấp sẽ có hiệu lực 3 tháng kể từ ngày cấp. Xin visa trước tầm 1 đến 1,5 tháng là phù hợp.

Vé máy bay: khoảng 5,5 triệu đồng khứ hồi (giá vé đặt trước nửa năm vào thời gian khuyến mại).

Lịch trình chi tiết chuyến du lịch Nhật Bản 7 ngày tự túc: 

Ngày 1: Osaka - Kyoto

- Bay từ Hà Nội đến nơi vào lúc 7h20, làm thủ tục tại sân bay quốc tế Kansai.

Hãy nhanh chóng di chuyển ra quầy Jr pass ở bên ngoài để làm thủ tục lấy vé và sau đó đi thẳng đến Kyoto. 

* Cách lấy thẻ Jr Pass:

Sau khi lấy hành lí, rẽ trái lên thang cuốn, đi ra ngoài sảnh sẽ thấy quầy Jr Pass. Nếu đi cùng nhóm thì cả đoàn cùng phải vào lấy vì mỗi người phải tự kí vào thẻ riêng. 

- Đi tàu Hikari mất khoảng 50 phút là tới Kyoto.

Lưu ý: Tuyệt đối phải giữ thẻ cẩn trọng tránh để mất và thất lạc. Thẻ Jr Pass chỉ áp dụng cho các toa từ 1- 5 (toa không đặt chỗ) nên cần chú ý khi lên tàu.

- Đền Fushimiinari. Đây là nơi có chiếc cổng đỏ được nhiều người hay "check-in".

+ Từ ga Kyoto bắt tàu Nara line hướng đi Joyo, đi đến ga thứ 2 thì xuống. Ga Kyoto là D01 thì đến ga Inari D03 là cách nhau 2 bến. 

+ Có thể thuê kimono ở đây chụp ảnh nè, nhưng giá khá đắt (tầm 1,2 triệu đồng trở lên mỗi bộ)

- Gion: Phố cổ nổi tiếng ở Kyoto về nghệ thuật Geisha

Bắt tàu Nara line chiều ngược lại đi 1 điểm đến Tofukuji sau đó mất 270 yen mua vé đi tàu Keihan mainline Sub express line xanh lá đậm đi 3 bến sẽ đến ga Gionshijo. Đi bộ là tới Gion.

49032972_10210672107079018_5077236361367388160_o

49023986_10210666298133798_8863632065837400064_o

49015762_10210672106919014_5565454742831759360_o

48948216_10210662042627413_4715642437651922944_n

48911396_10210662044427458_771977524862255104_n

Ngày 2: Kyoto - Shirakawago

Đầu tiên là tải ứng dụng app Japan travel để check giờ tàu. Chỉ cần điền điểm đến điểm đi, chọn giờ xuất phát. 

Đi từ Osaka hoặc Kyoto:

- Bước 1: Đi tàu đến Nagoya Station bằng Jr Pass. Đi tàu Hikari hoặc Komada đều được (hết tầm 40 phút). Lưu ý là tàu chạy rất đúng giờ, muộn 1 phút là bị bỏ lỡ chuyến.

- Bước 2: Từ Nagoya Station, tìm chỉ dẫn đi đến Meitetsu Bus Center (nằm trên tầng 3F ở tòa nhà Meitetsu ngay bên cạnh Nagoya station). Lưu ý: Hãy tìm chỉ dẫn, mũi tên ghi Meitetsu BC. Tầng F là hướng đi bộ, không phải thang máy.

- Bước 3: Đến Meitetsu BC hãy đặt vé khứ hồi luôn để được giảm giá và giữ chỗ. Vé lẻ một chiều là 3.900 yên ( khoảng 780 nghìn đồng), khứ hồi là 7.000 yên (khoảng 1,4 triệu đồng). Chuyến sớm nhất của tàu điện là 7h30, chuyến về muộn nhất là 16h30 phút, du khách nên đi từ sớm để có nhiều thời gian chơi ở làng cổ.

Làng cổ Shirakawago.

Ngày 3, 4, 5: Tokyo - Phú Sĩ

- Sau khi đi làng cổ, du khác quay trở lại trạm ga tàu Nagoya rồi đi thẳng đến Tokyo.

* Cách đi đến Kawaguchi ngắm núi Phú Sĩ: (Đi xe buýt )

- Đi đến trạm ga Shinjuku, ra "exit 13", sang đối diện bên đường là đến trạm xe buýt Shinjuku.

- Vé buýt khứ hồi đến Kawaguchi là 3400 yên (khoảng 726 nghìn đồng), đi khoảng 2 giờ đồng hồ đến nơi.

- Đến trạm Kawaguchi du khách bắt xe buýt (màu đỏ hoặc màu xanh da trời), đi đến điểm dừng số 21 hoặc 22 là điểm dừng thấy view núi đẹp nhất. (Lưu ý, dùng bản đồ khi đến trạm Kawaguchi)

- Nếu có nhiều thời gian hơn có thể khám phá ra nhiều góc "check-in" hơn nữa. 

Lời khuyên:

- Nếu ai muốn đi bảo tàng Ánh sáng thì hãy đặt vé trên web từ sớm.

- Nếu muốn ngắm toàn cảnh dòng người đông đúc ở ngã 5 Shibuya, hãy vào starbuck ở gần đó nha. 

- Về hệ thống tàu ở Tokyo: Không khó như tưởng tượng. Với những người không cần biết tiếng Nhật, tiếng Anh, chỉ cần thành thạo 2 ứng dụng công nghệ: Travel Japan và Google Maps là du khách có thể tự do đi chơi.

Ngày 6, 7: 

Di chuyển về Osaka, dạo chơi ăn uống ở khu Dontobori rồi ra sân bay ngủ. Sau đó ra sân bay Kansai làm thủ tục bay về Hà Nội.

49571290_10210722450177564_1589302761839656960_n

49467888_10210679387461023_3999614094544994304_n

Lưu trí và ăn uống khi du lịch tại Nhật Bản

* Lưu trú:

Việc lưu trú ở Nhật Bản tương đối đắt đỏ, trung bình, khách sạn từ 3 sao trở lên có giá khoảng 3 - 6 triệu đồng/đêm/phòng. Để tiết kiệm chi phí thuê phòng, khách du lịch có thể lựa chọn những khách sạn giá rẻ, cách xa các trung tâm thành phố. 

Nếu đi du lịch theo dạng tự túc, bạn có thể chọn ở khách sạn capsule (là loại hình khách sạn giá rẻ ở Nhật Bản, được thiết kế theo dạng những chiếc hộp), hoặc hostel để tiết kiệm chi phí (với giá khoảng 450 - 700 nghìn đồng người/đêm)

Chi phí ăn uống

Nếu lựa chọn những khách sạn hạng sang, ăn uống ở nhà hàng sang trọng bạn có thể phải trả vài triệu đồng mỗi ngày cho một người.

Tuy nhiên, nếu lựa chọn các hàng quán bình dân, du khách sẽ chỉ phải chi trả khoảng khoảng 150 nghìn đồng - 250 nghìn đồng/bữa/người.

Các món ăn truyền thống ở Nhật Bản như Sukiya, Matsuya hay Yoshinoya thường bán trên đường phố có mức giá từ 100 nghìn đồng đến 160 nghìn đồng/món.

Giá các món ăn nhanh như sandwich, cơm nắm onigiri, bánh mì, cơm hộp, mì Ý, yakisoba, udon, salad có giá khoảng 60 nghìn đồng đến 250 nghìn đồng).