Kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp mà bạn nên biết

Nếu lần đầu mua chung cư trả góp, bạn hãy thử tham khảo những kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp trong bài viết sau để có thêm thông tin hữu ích cho quá trình giao dịch.

Mua nhà chung cư trả góp là việc người mua nhà sẽ chỉ phải trả khoảng 30% trên tổng giá trị căn nhà, phần còn lại sẽ được thanh toán bởi ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng cho vay mua nhà. Trong thời gian nhất định, người mua nhà sẽ phải trả khoản tiền vay mua nhà cả gốc lẫn lãi cho bên ngân hàng hoặc cho vay theo những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán chung cư.

Kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp mà bạn nên biết - Ảnh 1.

Nguồn: istockphoto

Chia sẻ kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp

Số tiền mua nhà chung cư không hề nhỏ, để tránh những rủi ro không đáng có, trước khi mua nhà, người mua trước nên tham khảo một số kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp dưới đây:

Những vấn đề tài chính khi trả góp

Trước khi mua nhà chung cư trả góp, người mua nên xét đến việc có thể thanh toán hết các khoản chi phí với tình trạng tài chính hiện tại của mình hay không. Những khoản tiền mà bạn cần cân nhắc và chuẩn bị khi mua nhà chung cư trả góp đó là:

- Số tiền bằng khoảng 30% giá trị hợp đồng mua nhà mà người mua cần trả trước cho chủ thầu (bên bán chung cư)

- Số tiền gốc và trả lãi cho phần còn lại của giá trị hợp đồng mà bạn vay của ngân hàng khi mua trả góp

- Chi phí cho các thủ tục và thuế để mua nhà chung cư

- Những khoản chi tiêu hàng tháng như tiền thuê nhà, điện, nước, wifi, phí sinh hoạt,... nếu bạn đang ở nhà thuê

- Tiền ăn uống, chi tiêu cho các trường hợp phát sinh bất ngờ: tiệc tùng, đám cưới, ma chay, đau ốm,...

Kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp mà bạn nên biết - Ảnh 2.

Nguồn: istockphoto

Thăm dò và so sánh giá cả của các căn chung cư lân cận

Ngoài ra, việc thăm dò và so sánh giá bán của các chung cư trả góp cùng khu vực là bước quan trọng để bạn chọn và tìm được căn hộ phù hợp. Thay vì quyết định chọn và mua ngay thì việc tham khảo giá bán của các căn chung cư ở khu vực lân cận sẽ giúp bạn tìm kiếm được chung cư có giá phù hợp hơn nhưng vẫn ở vị trí mà bạn mong muốn.

Chọn mua chung cư từ những nhà đầu tư uy tín

Không thiếu trường hợp các công ty bất động sản “mua gian bán dối”, bán một căn cho nhiều người hoặc bán chung cư gặp các vấn đề pháp lý (tranh chấp, dính đất công hoặc đang chờ giải tỏa mặt bằng). Các dự án vi phạm có thể sẽ khiến bạn gặp rắc rối trong việc cấp phát sổ chứng nhận quyền sở hữu chung cư, thậm chí là bị thu hồi nhà ở.

Vậy nên, việc chọn mua chung cư từ những nhà đầu uy tín là rất quan trọng. Bạn có thể tìm kiếm thông tin của người bán qua các sàn giao dịch bất động sản hay qua trang web chính thống như trang tra mã số thuế Thuế Việt Nam.

Đọc kỹ các điều khoản trước khi ký bất kỳ thỏa thuận nào

Để không phải chịu thiệt thòi bởi những “lỗ hổng” trong hợp đồng mua nhà, bạn cần đọc kỹ tất cả các văn bản yêu cầu chữ ký của mình trước khi mua nhà. Trong đó, hợp đồng mua bán phải đúng tên mình với chủ đầu tư. Với những hợp đồng trả góp, bạn cần kiểm tra tiến độ thi công dự án để đảm bảo sẽ nhận được nhà đúng thời hạn quy định.

Một số chủ đầu tư thường ràng buộc rất kỹ nghĩa vụ thanh toán tiền của khách hàng trong hợp đồng trả góp, tuy nhiên nghĩa vụ của bên bán lại rất sơ sài, chung chung. Vậy nên bạn cần thỏa thuận cụ thể về thời hạn dự kiến giao nhà, chế tài và mức bồi thường nếu bên bán vi phạm. Để chắc chắn hơn, bạn có thể thêm điều khoản về thanh lý hợp đồng cũng như trả lại tiền trong trường hợp không nhận được nhà như dự kiến.

Kinh nghiệm mua nhà chung cư trả góp mà bạn nên biết - Ảnh 3.

Nguồn: istockphoto

Cách giúp người mua nhà chung cư tối ưu chi phí và hạn chế rủi ro

Để tối ưu chi phí, một số người mua chung cư trả góp thường “săn tìm” các dự án nhà ở hình thành trong tương lai được mở bán trong thời gian hạn định. Tuy nhiên, đối với người mua chưa có kinh nghiệm, việc đặt trước này được coi là khá rủi ro và dễ mất tiền oan nếu bạn không hiểu rõ luật.

Bạn có thể thỏa thuận với chủ đầu tư và ngân hàng trả góp làm hợp đồng bảo lãnh ngân hàng. Với văn bản này, người mua nhà sẽ không cần phải trả tiền theo từng đợt cho chủ đầu tư và có thể dùng số tiền hiện có gửi tiết kiệm hoặc sử dụng cho các việc khác.

Tuy nhiên, bạn phải trả cho ngân hàng một khoản phí lãi suất tượng trưng cho cái bảo lãnh ngân hàng đã ký. Điều này giúp người mua nhà không phải mất tiền oan nếu dự án nhà ở hình thành trong tương lai rơi vào tranh chấp hay chậm tiến độ. Ngoài ra, trong khoảng thời gian dự án kéo dài thì số tiền mua nhà của bạn vẫn còn đó và có thể phát sinh lãi từ ngân hàng nếu gửi tiết kiệm ngay từ đầu.

Lãi suất vay mua nhà chung cư trả góp của các ngân hàng hiện nay

Với những ai mua nhà chung cư trả góp thì lãi suất vay mua nhà của các ngân hàng hiện nay là điều đáng quan tâm. Dưới đây là bảng tổng hợp lãi suất của một số ngân hàng phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Ngân hàng

Lãi suất

Thời gian cho vay

Ngân hàng VietinBank

 

 

8,62 - 9,5%/năm

Tối đa 20 năm

Ngân hàng BIDV

 

 

7,3%/năm

Tối đa 20 năm

Ngân hàng HSBC

 

 

6,49%/năm

Tối đa 25 năm

Ngân hàng SHB

 

 

8,9%/năm

Tối đa 25 năm

 

Ngân hàng Vietcombank

 

 

7,7% - 10%/năm

Tối đa 15 năm

Ngân hàng Techcombank

 

 

6,69%/năm

Tối đa 35 năm

Ngân hàng OCB

 

 

8,68 - 9,68%/năm

Tối đa 20 năm

Ngân hàng MBBank

 

 

9,2%/năm

Tối đa 20 năm

>>Xem thêm: Cách tính lãi suất mua nhà trả góp đơn giản và chính xác nhất

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.