Tham khảo bản mẫu hợp đồng trao đổi nhà ở cá nhân chi tiết nhất

Bản mẫu hợp đồng trao đổi nhà ở cá nhân là điều kiện tiên quyết để xác định sự chuyển đổi quyền sở hữu tài sản và trách nhiệm của các bên. Tham khảo mẫu hợp đồng chi tiết và mới nhất trong bài viết này.

Gợi ý bản mẫu hợp đồng trao đổi nhà ở cá nhân mới nhất

Hợp đồng trao đổi nhà ở cá nhân là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó mỗi bên sẽ giao nhà ở và chuyển quyền sở hữu đối với nhà ở cho nhau. Tài sản đem ra trao đổi bắt buộc phải thuộc quyền sở hữu của các bên.

Một bản hợp đồng trao đổi nhà ở cá nhân đầy đủ gồm những thông tin quan trọng sau:

- Thông tin bên đổi nhà

- Thông tin bên nhận đổi nhà

- Thông tin về nhà ở trao đổi của mỗi bên: địa chỉ, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thực trạng căn nhà (diện tích, kết cấu, số tầng,...) và giá trị căn nhà

- Thông tin giao nhận nhà và các giấy tờ về nhà

- Thông tin về việc nộp thuế và lệ phí

- Các thỏa thuận khác

- Cam kết của các bên

- Chính sách bảo mật

- Trường hợp bất khả kháng

- Điều khoản cuối cùng

- Chữ ký hợp lệ của hai bên

Tải bản mẫu hợp đồng trao đổi nhà ở cá nhân tại đây: 

Tham khảo bản mẫu hợp đồng trao đổi nhà ở cá nhân chi tiết nhất - Ảnh 2.

Ảnh: BDS.net

Quy định của pháp luật về việc trao đổi nhà ở cá nhân

Điều 455 và Điều 456, Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định rõ về Hợp đồng trao đổi tài sản, bao gồm nhà ở cá nhân, như sau:

- Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.

- Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.

- Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về.

- Trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Tham khảo bản mẫu hợp đồng trao đổi nhà ở cá nhân chi tiết nhất - Ảnh 3.

Ảnh: Ke Toan Thanh Tam

Xét về điều kiện của tài sản, nhà ở của mỗi bên tham gia giao dịch phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, cụ thể như sau:

- Có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ một số trường hợp như nhà ở hình thành trong tương lai, nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư,...

- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn.

- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;.

- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.