Kinh nghiệm mua sắm đồ cho nhà mới thẩm mỹ và tiết kiệm năm 2022

Để việc chuyển sang nhà mới của bạn luôn được thuận tiện và hiệu quả, hãy cùng “bỏ túi” ngay những kinh nghiệm mua sắm đồ cho nhà mới đầy hữu ích trong bài viết sau.

Kinh nghiệm mua sắm đồ cho nhà mới tươm tất năm 2022

Khi mua sắm đồ nội thất cho ngôi nhà mới và biến những không gian trống thành “tổ ấm” của riêng mình, bạn không chỉ nên xem xét tính thẩm mỹ mà còn cả tính thiết thực. Đó là lý do tại sao bạn cần có kinh nghiệm mua sắm đồ cho nhà mới để giúp giải quyết công việc đầy thử thách này.

Lên danh sách đồ dùng cho nhà mới

Kinh nghiệm mua sắm đồ cho nhà mới đầu tiên chính là lên danh sách đồ cần mua trước khi đến cửa hàng nội thất, ghé siêu thị hay mua online. Việc này sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm được thời gian mua sắm, tránh trường hợp mua xong lúc về nhà mới phát hiện ra là mình quên mua món khác và phải quay lại cửa hàng lần nữa.

Việc lên danh sách các món cần mua cũng giúp việc tìm kiếm của bạn diễn ra nhanh hơn. Theo đó, thay vì đi vòng vòng cửa hàng cả buổi hoặc lướt web một hồi vẫn chưa chọn được món đồ ưng ý, thì nay với danh sách có sẵn (đã được cân đo đong đếm từ trước), bạn có thể tìm được ngay những sản phẩm mà mình cần.

Nguồn: istockphoto

Đặc biệt, việc lên những đồ cần sắm cho nhà mới còn giúp các bạn tính toán và dự trù được kinh phí chi tiêu lúc bạn đang ở trạng thái sáng suốt nhất. Nếu không lập kế hoạch từ trước, bạn chắc chắn sẽ bị cuốn theo những chiêu quảng cáo, khuyến mãi của các nhãn hàng và mua sắm một cách “vô tội vạ” lúc nào không biết.

Do đó, việc lập kế hoạch mua sắm còn là những sự điều chỉnh sao cho hợp lý và để cân đối giữa các khoản mua sắm sao cho vừa vặn với túi tiền. Nhất là khi các bạn đang cần phải tiết kiệm chi phí để đầu tư cho việc khác.

Đo đạc, kiểm tra các thông số kích thước của ngôi nhà

Sau khi lên danh sách, kinh nghiệm mua sắm đồ cho nhà mới, bước tiếp theo mà bạn cần biết chính là đo đạc, kiểm tra các thông số kích thước của ngôi nhà. Nhiều người thường chọn những đồ nội thất và trang trí theo ý thích cá nhân, bất chấp là sản phẩm đó có phù hợp với căn nhà của mình hay không. Một số khác tự tin về khả năng “cân đo bằng mắt” của mình nên cũng bỏ qua bước quan trong này.

Tuy nhiên, việc đo đạc, kiểm tra các thông số kích thước của ngôi nhà là thực sự cần thiết để tránh những “lỗ hổng” thường gặp như tủ cao sát trần, bàn quá to so với căn phòng, rèm cửa quét đất, tủ lạnh không đặt vừa hốc bếp,.... Việc bố trí nhà cửa sẽ trở nên mệt mỏi, mất thời gian thậm chí gây ra bực bội cho chủ nhà nếu những đồ nội thất không vừa hoặc quá lớn/bé so với căn phòng.

 Nguồn: istockphoto

Chính vì vậy, việc đo đạc, kiểm tra các thông số kích thước của ngôi nhà trước khi mua sắm là một khâu mà các bạn không nên bỏ qua. Với các con số đo đạc được,, bạn sẽ dễ dàng tính toán được kích thước các món đồ đạc cần phải chọn lựa là bao nhiêu. Từ đó, bạn cũng có thể tránh việc nhà nhỏ mà chọn đồ đạc lớn, cồng kềnh gây chật chội và ngược lại. Ngoài ra, nếu không thể đo đạc một cách chính xác nhất thì các bạn có thể dựa trên bảng thông số về diện tích tiêu chuẩn các phòng trong nhà để tính toán theo.

Chọn mua sắm đồ đạc trong nhà hợp phong cách

Kinh nghiệm mua sắm đồ cho nhà mới kế tiếp mà bạn cần lưu ý sẽ liên quan tới phong cách nội thất của căn nhà. Bạn muốn ngôi nhà mình theo phong cách tân cổ điển, hoặc hiện đại, hoặc retro, hoặc vintage,... thì những đồ đặc trong nhà cũng cần có thiết kế tương tự.

Đồ dùng trong nhà mới không chỉ được sử dụng với công năng vốn có (ví dụ như tủ sách để sách chẳng hạn) mà còn là những “mảnh ghép” quan trọng trong bức tranh thẩm mỹ của toàn bộ không gian sống. Vậy nên khi sắm đồ cho nhà mới, bạn cũng nên xác định xem sản phẩm là loại gì, kiểu dáng như thế nào, có đồng bộ với những đồ nội thất khác đã mua không.

Nguồn: istockphoto

Ngoài ra, bạn cũng không cần phải nhất thiết lúc nào cũng phải chạy theo xu hướng đồ nội thất hiện nay. Ví dụ như, mua đồ điện máy hiện đại trong khi phong cách nhà theo kiểu cổ điển, tối giản. Quan trọng nhất, bạn là cần phải chọn lựa được những món đồ có kiểu dáng thực sự phù hợp với phong cách chung của tổng thể ngôi nhà.

Ưu tiên sắm các vật dụng cần thiết trong nhà trước

Khi lập ra một danh sách đồ dùng cần mua cho nhà mới, chúng ta sẽ thấy rất nhiều món đồ cần mua, trong đó phân ra các vật dụng cần thiết trong nhà và các vật dụng hỗ trợ đơn thuần.

Xét theo công năng và vai trò của các vật dụng mà bạn có thể phân chia vai trò của sản phẩm thật sự cần thiết hay không. Từ đó, bạn cần phải ưu tiên sắm các vật dụng cần có trong nhà trước và những món đồ khác có thể để sau. Bởi những vật dụng cần thiết được coi là những điều kiện cơ bản nhất cho việc hoàn thiện không gian cho ngôi nhà của bạn. Còn những món đồ khác thì có thể chuẩn bị dần, mua dần sau khi đã chuyển vào.

Một số ví dụ về vật dụng cần thiết cho ngôi nhà như:

- Phòng khách cần bàn, ghế, thảm, cây lau nhà, kệ tủ hoặc tủ tivi.

- Phòng ngủ cần giường, tủ quần áo, đèn ngủ, bàn trang điểm hoặc gương

- Phòng bếp cần bếp (gas, từ, hồng ngoại,...), xoong nồi chảo, tủ lạnh,...

Một số lời khuyên khi mua sắm đồ nội thất cho gia đình

Ngoài những kinh nghiệm mua sắm đồ cho nhà mới kể trên, bạn còn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây để chọn được những sản phẩm thực sự phù hợp cho gia đình mình:

Tìm chất liệu tốt nhất theo nhu cầu của bạn

Các gia đình đông người chắc chắn sẽ cần đồ nội thất bền và chống ố bẩn. Các món đồ nội thất chất lượng, bền bỉ theo thời gian sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm được kha khá tiền mua mới hoặc sửa chữa, bao bọc lại các sản phẩm này. Ngoài ra, nội thất làm từ chất liệu tốt cũng tạo nên cảm giác thoải mái, tiện nghi và an toàn khi sử dụng. Vậy nên thay vì mua hàng kém chất lượng, qua loa cho có thì bạn nên chọn các đồ nội thất thật sự tốt cho gia đình.

Tính đến những gì phù hợp nhất cho không gian nhỏ

Đối với những gia đình sống ở ngôi nhà có diện tích nhỏ, việc lựa chọn đồ nội thất phù hợp sẽ là một thách thức không hề đơn giản chút nào. Do đó, thay vì chọn những thứ quá nhiều chi tiết và rườm rà, gây ra sự lộn xộn và chật chội cho ngôi nhà, bạn hãy chọn một thiết kế tối giản, đơn sắc sẽ phù hợp hơn cho căn nhà.

Nguồn: afamily

Ví dụ: Bàn hoặc kệ nên có thiết kế tối giản giúp không gian trông bớt lộn xộn về mặt thị giác. Những chiếc ghế sofa sát đất nặng nề có thể thay bằng ghế đi văng có chân hoặc ngăn kéo nhô lên, giúp ngôi nhà thông thoáng và sáng sủa hơn.

Cân nhắc sự an toàn và sức khỏe của gia đình bạn

Mặc dù đây không phải là điều chúng ta nghĩ ngay đến khi mua đồ nội thất cho ngôi nhà của mình, nhưng việc cân nhắc về sự an toàn của đồ nội thất sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta.

Nếu trong nhà bạn có người cao tuổi hoặc những người có khó khăn về thể chất, bạn nên lựa chọn những sản phẩm ghế, tủ, giường,... có độ cao thấp cùng độ vững chắc đảm bảo. Ngoài ra, hãy chọn đồ nội thất có các góc và cạnh được mài mềm để tránh trẻ em hoặc người khác va vào bị thương. Việc lựa chọn rèm dày, thảm và một số loại vải trải giường từ lanh, đay, bố,... có thể gây dị ứng cho những người mẫn cảm. Vậy nên hãy mua rèm bằng vải bông nhẹ cũng như chăn len khi tìm kiếm các lựa chọn về giường cho con hoặc bố mẹ của bạn.

Trên đây là những kinh nghiệm mua sắm đồ cho nhà mới để giúp các bạn có được một sự chuẩn bị tốt nhất cho tổ ấm riêng của mình.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.