Minh chứng cho kinh tế nước ta đạt mức khá, trong ba năm từ 2016 đến năm 2018, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) có sự cải thiện, năm 2016 đạt 6,21%, năm 2017 tăng lên 6,81% (vượt mục tiêu Quốc hội đề ra) và ước tính năm 2018 đạt 6,7%.
Cũng theo Chính phủ, bình quân ba năm 2016 - 2018 đạt 6,57% (cao hơn tốc độ tăng bình quân 5,91%/năm của giai đoạn 2011-2015), đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân ở mức thấp của kế hoạch 2016-2020 (6,5%-7%/năm).
Thêm vào đó, dự kiến tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2019-2020 đạt 6,9% và tính chung cả giai đoạn 2016-2020 và dự kiến tăng trưởng GDP bình quân đạt 6,68%.
(Ảnh minh hoạ). |
Không những mức tăng trưởng GDP tăng cao hơn tốc độ tăng bình quân ba năm 2016 - 2018 mà tăng trưởng kinh tế cũng dần dịch chuyển sang chiều sâu.
Điều đó được thể hiện ở mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng của nền kinh tế ngày một lớn. Tính chung cả giai đoạn 2011-2015, đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP là 33,58%; đóng góp của vốn là 51,20%; đóng góp của lao động là 15,22%.
Trong ba năm đầu của giai đoạn 2016-2020, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế tăng lên đáng kể, đạt 42,18%. Nếu so sánh với giai đoạn 2011-2015, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp được cải thiện đáng kể tăng khoảng 8,6%.
Ngoài ra cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng giảm tỉ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ.
Trong đó tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giảm từ 17% năm 2015 xuống 14,44% năm 2018, tiếp đó là khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 33,25% năm 2015 lên 34% năm 2018, ngoài ra khu vực dịch vụ tăng từ 39,73% năm 2015 lên 41,61% năm 2018.
Theo báo cáo của Chính phủ, nếu xét về cơ cấu thành phần kinh tế trong GDP, giai đoạn 2016-2017, khu vực kinh tế nhà nước chiếm bình quân khoảng 28,7%, kinh tế ngoài nhà nước khoảng 42,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 19,1% và khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 10%.
Còn nhiều thách thức phải đối mặt
Trong báo cáo, Chính phủ thừa nhận, năm 2018 cũng gặp không ít khó khăn, thách thức do tình hình khu vực và thế giới diễn biến nhanh và phức tạp, xung đột xảy ra ở nhiều nơi, xuất hiện những nhân tố mới có tầm ảnh hưởng sâu, rộng, kéo theo hàng loạt động thái lớn về chính sách của các quốc gia, nền kinh tế lớn.
Công tác điều hành giá cả trong nước cũng gặp không ít khó khăn bởi giá hầng hoá thế giới tăng cao tạo nhiều áp lực.
Ngoài ra, quy mô kinh tế nước ta nhỏ, độ mở lớn, dư địa tài khóa, tiền tệ hạn hẹp, trong khi nhu cầu nguồn lực rất lớn, không chỉ cho đầu tư phát triển, mà quan trọng hơn là đáp ứng yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh,....
Chính phủ cũng chỉ ra một loạt những thách thức như: "chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc", Cục Dự trữ liên bang (FED) Mỹ liên tục điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, giá hàng hoá, giá dầu thế giới diễn biến khó lường khi tăng mạnh vào tháng 5 và tháng 6/2018 và chững lại rồi giảm dần....
Quy mô chăn nuôi tại các hộ gia đình giảm mạnh nên giá thịt lợn tăng cao
Theo báo cáo sản xuất kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm của Bộ Công Thương, tình hình tăng trưởng GDP quý III cao ... |
Kinh tế Việt Nam năm tới ra sao giữa căng thẳng Mĩ - Trung?
Nếu chiến tranh thương mại kéo qua năm sau, Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt nhưng đi kèm áp lực tỉ giá từ hai đồng ... |
Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu phát triển theo hướng ‘mì ăn liền’
Đây là phát biểu của TS Nguyễn Đức Kiên- Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội tại tọa đàm "Phát triển kinh tế ... |
Ngành dịch vụ tăng trưởng ấn tượng trong đầu năm 2018
Theo đánh giá cập nhật của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 7,1% trong nửa đầu năm ... |
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mặc dù có nhiều thách thức lớn
Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong nửa đầu năm 2018, mặc dù có những thách thức trong và ngoài nước có thể ... |