Đây là nhận định theo một báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong cuộc họp báo tổ chức tại Hà Nội, sáng 26/9.
Cụ thể, trong bản cập nhật báo cáo kinh tế hàng đầu công bố thường niên, Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2018, ADB dự báo trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 6,9% cho năm 2018, thấp hơn so với mức 7,1% được dự báo trong tháng 4.
Lí do là bởi xuất khẩu, nông nghiệp, xây dựng và khai khoáng dự kiến giảm nhẹ trong nửa cuối năm. ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2019 của Việt Nam ở mức 6,8%.
Trong buổi họp báo Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam đưa ra dự báo kinh tế Việt Nam trong thời gian tới (Ảnh: Hương Nguyễn) |
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, phát biểu: “Tăng trưởng kinh tế đạt được trên tất cả các lĩnh vực, với động lực là ngành sản xuất chế tạo tiếp tục mở rông, sản xuất nông nghiệp tăng cao, ngành dịch vụ ổn định, tiêu dùng trong nước được duy trì tốt, và đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước”.
Nền kinh tế nhiều khả năng sẽ tăng trưởng tốt trong ngắn hạn nhờ nhu cầu nội địa được duy trì, điều kiện kinh doanh được cải thiện, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.
Tăng chi tiêu công trong nửa cuối năm nay được dự báo sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong đầu tư.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn dễ ảnh hưởng bởi những thách thức trong và ngoài nước.
Tăng trưởng giảm nhẹ ở các nền kinh tế lớn như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến tổng cầu thương mại thế giới.
Căng thẳng thương mại leo thang toàn cầu cũng có thể tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu và dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Tiếp đó là áp lực lạm phát có thể sẽ tiếp tục duy trì trong ngắn hạn do giá dầu quốc tế tăng và giá lương thực tăng.
Do đó, ADB đã điều chỉnh lạm phát của Việt Nam lên 4% trong năm 2018 và 4,5% cho 2019, tăng so với ước tính trong tháng 4 tương ứng là 3,7% và 4%.
Ngoài ra, ADB cam kết hướng tới một Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, đồng thời duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực.
Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 67 thành viên, trong đó có 48 thành viên trong khu vực. Trong năm 2017, tổng vốn hỗ trợ của ADB đạt 32,2 tỷ USD, bao gồm 11,9 tỷ USD đồng tài trợ. |
Bộ trưởng 25 tuổi của Malaysia khuyên giới trẻ ASEAN tư duy vượt giới hạn
Trước sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0, Bộ trưởng Thanh niên và Thể ... |
Còn 2.839 điều kiện kinh doanh có phương án cắt giảm đang trình chính phủ xem xét
Cách đây ít phút, đã diễn ra Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2018, theo ông Mai Tiến Dũng - Chủ nhiệm văn phòng ... |
Thủ tướng Chính phủ: Tránh tình trạng 'đầu năm thong thả, cuối năm vội vàng'
Tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2018 diễn ra chiều 02/02, Bộ trưởng – Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã thông ... |