Làm gì để có một trái tim khỏe mạnh?

Cuộc sống hiện đại với chế độ ăn giàu dinh dưỡng, những áp lực trong công việc, kèm theo lối sống công nghiệp ít vận động... là những nguyên nhân khiến bệnh tim mạch ngày càng tăng cao. Vậy bạn nên làm gì để có một trái tim khỏe mạnh?
lam gi de co mot trai tim khoe manh Ngạc nhiên với 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh tim
lam gi de co mot trai tim khoe manh Đi bộ 5 phút mỗi ngày giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong sớm
lam gi de co mot trai tim khoe manh Cảnh giác với bệnh cúm khi thời tiết chuyển lạnh

Theo WHO, bệnh tim mạch đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người trên toàn thế giới và chiếm nhiều nhất ở các nước đang phát triển. Mỗi năm, người chết do bệnh tim và đột quỵ nhiều hơn cả ung thư, lao, sốt rét và HIV cộng lại.

lam gi de co mot trai tim khoe manh
(Ảnh: Pazienti)

Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam cho thấy, số người mắc các bệnh lý về tim mạch ở nước ta đang có chiều hướng gia tăng, trong đó cứ 4 người lớn có ít nhất 1-2 người mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Chỉ tính riêng bệnh tim mạch đã cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người mỗi năm, nếu tính cả tai biến mạch máu não và các bệnh tim khác, con số này lên tới 200.000 người, chiếm hơn 1/4 tổng số người tử vong tại Việt Nam mỗi năm.

GS.TS Nguyễn Lân Việt - Viện trưởng Viện Tim Mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội) cảnh báo: nếu như tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh tim mạch ở các nước phát triển đã được ngăn chặn và có xu hướng giảm thì tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ngày một gia tăng. Hơn nữa, hệ lụy của bệnh tim mạch để lại rất nặng nề, không chỉ cho chính bản thân người bệnh mà còn là một gánh nặng cho xã hội.

lam gi de co mot trai tim khoe manh
Bệnh lý tim mạch là vấn đề quan tâm của rất nhiều người bởi những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. (Ảnh: ICTDanang)

Trước tình trạng gia tăng và trẻ hóa bệnh lý tim mạch ở Viêt Nam, cần thiết phải tăng cường các hoạt động truyền thông cộng đồng để nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là giới trẻ trong việc phòng ngừa căn bệnh thời đại này thông qua một lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Những lời khuyên sau sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh.

1. Tập thể dục

Bạn không cần phải tập theo cường độ cao, chỉ cần đi bộ 30 phút mỗi ngày là đủ để giúp cho tim bạn khỏe mạnh hơn. Tập thể dục có thể làm tăng lipoprotein mật độ cao (HDL), thường được gọi là “cholesterol tốt", và giảm lipoprotein mật độ thấp (LDL), còn được gọi là “cholesterol xấu". Hai loại cholesterol này kết hợp với chất béo trung tính tổng lượng cholesterol có thể ít hơn 200. Đối với phụ nữ thì LDL nên thấp hơn 100 và HDL trên 50. Bạn càng tập thể dục thì cơ hội giảm cholesterol xấu của bạn càng tốt hơn.

lam gi de co mot trai tim khoe manh
(Ảnh: Hello Bác sĩ)

2. Ngủ đủ giấc

Những người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm cho thấy nguy cơ bị bệnh tim cao gấp 3 lần so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng đồng hồ. Ngủ đủ giấc giúp điều hòa hoạt động của insulin. Thiếu ngủ là nguyên nhân gia tăng đề kháng insulin làm tăng lượng đường trong máu (nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường type 2). Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và béo phì.

3. Ăn nhiều loại trái cây, rau quả và cá

Bạn nên sử dụng các loại thực phẩm nhiều màu sắc như lựu, quả việt quất, cà chua và rau bina... vì các loại thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa, giúp trái tim khỏe mạnh.

Ngoài ra, bạn cũng nên đưa các loại cá béo như cá hồi, cá mòi hoặc cá hồi vân... vào chế độ ăn của mình. Mỗi tuần ăn cá 2 lần là một cách tuyệt vời để có omega-3 và axit béo giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim qua việc giảm áp suất máu và chất béo trung tính.

lam gi de co mot trai tim khoe manh

Bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng về mặt dinh dưỡng, giữa rau, hoa quả, thịt cá, đạm, ngũ cốc và sữa với hàm lượng chất béo thấp. (Ảnh: zesthealthnutrition)

4. Hạn chế ăn mặn

Mọi người thường dùng muối một cách vô thưởng vô phạt, tức là muốn bỏ bao nhiêu thì bỏ tùy theo khẩu vị. Song các nhà nghiên cứu cảnh báo, việc hấp thụ nhiều natri có thể làm tăng huyết áp, khiến tim hoạt động nhiều hơn, làm tăng nguy cơ bị bệnh tim. Do đó, muốn có một trái tim khỏe mạnh, bạn nên hạn chế hàm lượng muối tiêu thụ, đặc biệt đối với người trên 55 tuổi.

5. Bỏ thuốc lá

Người hút thuốc lá có thể bị ung thư và có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 2-4 lần. Hút thuốc lá làm hẹp động mạch, tăng huyết áp, máu đặc lại, một “công thức” hoàn hảo cho cơn đau tim.

Nếu bạn không quan tâm đến sức khỏe của riêng mình để dừng lại, thì bạn cũng nên suy nghĩ về cách bạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh mình. Tiếp xúc với khói thuốc có thể gây ra bệnh tim, ngay cả ở người không hút thuốc.

lam gi de co mot trai tim khoe manh
(Ảnh: Nhà thuốc Long Châu)

6. Giảm béo

Trọng lượng cơ thể nói chung và số đo vòng eo nói riêng cũng phản ánh nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Phụ nữ có vòng eo 102 cm và nam trên 114 cm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy chỉ giảm từ 10-15% trọng lượng cơ thể, các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch của mình.

Tốt nhất mỗi người nên tập thể dục từ 25 đến 55 phút, ít nhất bốn lần một tuần, có thể giúp hệ tim mạch của bạn mạnh khỏe hơn, giảm cholesterol xấu, phòng ngừa huyết áp cao. Chế độ tập luyện này sẽ phát huy hiệu quả tối ưu nếu kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh.

7. Cười nhiều mỗi ngày

Nụ cười thật sự là một phương thuốc tốt nhất duy trì sức khỏe con người. Cơ thể phản ứng với tiếng cười bằng cách hạ thấp hàm lượng hormone cortisol stress. Hàm lượng cortisol thấp giúp giảm huyết áp và tăng cường khả năng miễn dịch đồng thời giúp bạn có một tâm trạng tốt. Các nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân trầm cảm thì nguy cơ bị đau tim cao gấp hai lần người bình thường. Do đó nếu muốn có sức khỏe tốt, bạn nên thêm cho mình "liều thuốc nụ cười" mỗi ngày.

lam gi de co mot trai tim khoe manh
Khám sức khỏe đình kỳ giúp bạn theo dõi vấn đề sức khỏe tim mạch của mình. (Ảnh: Bangkokhopital)

8. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Bạn nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra các thông số về hàm lượng cholesterol và huyết áp. Bạn nên đo huyết áp ít nhất 2 năm một lần và kiểm tra lượng cholesterol 5 năm một lần. Bạn cũng nên kiểm tra đường huyết vì đó cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Nếu gia đình bạn có tiền sử đái tháo thường hoặc béo phì thì bạn nên kiểm tra đường huyết 5 năm một lần.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.