Làm gì để không bị lừa tiền khi đặt homestay ở Đà Lạt?

Nhiều du khách đã lên tiếng tố cáo về việc bị một homestay ở Đà Lạt lừa tiền. Trước sự việc đó, cơ quan chức năng TP Đà Lạt đã lên tiếng cảnh báo.

Mánh khoé lừa đảo của homestay tự phát

Mới đây, tài khoản Facebook có tên P. đã chia sẻ câu chuyện bị lừa tiền khi đặt phòng tại qua fanpage homestay The Nakedsoul. Cụ thể, du khách này đã đặt một phòng 4 đêm cho 2 người với giá 1,6 triệu đồng. Sau khi chuyển tiền phòng cho chủ tài khoản là Nguyễn Quốc Anh, đại diện của cơ sở lưu trú này không phản hồi lại để xác nhận giao dịch của khách và người này cũng chặn tài khoản Facebook của P. 

Chia sẻ câu chuyện của mình lên nhiều hội nhóm du lịch, tài khoản P. nhận được nhiều phản hồi. Đặc biệt có một số người từng bị lừa tiền với mánh khoé tương tự đã lên tiếng. Hầu hết các du khách đều bị lừa từ vài trăm đến hơn một triệu đồng.

Làm gì để không bị lừa tiền khi đặt homestay ở Đà Lạt? - Ảnh 1.

Hiện tại fanpage của homestay này đã khoá. (Ảnh chụp màn hình).

Theo Zing.vn, Nguyễn Quốc Anh - (ngụ tại Gò Vấp, TP.HCM) là chủ cũ của homestay The Nakedsoul. 

Từ tháng 6, Nguyễn Quốc Anh đã cho một người khác thuê lại khu đất để kinh doanh homestay và chủ mới đã đặt tên homestay là The Niebo. 

Từ khi cho thuê lại, homestay The Nakedsoul chính thức không còn hoạt động. Fanpage của homestay này cũng đã bị khóa. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, Nguyễn Quốc Anh vẫn mở lại fanpage của homestay để lừa tiền một số du khách. 

Ngoài ra, thời gian vừa qua nhiều du khách cũng bị lừa đảo với mánh khoé tương tự. Những kẻ lừa đảo đã sử dụng thông tin, hình ảnh về những homestay khác trên địa bàn rồi đưa lên mạng xã hội chào hàng, yêu cầu khách đặt cọc trước hoặc thanh toán toàn bộ để giữ chỗ và sau đó chặn liên lạc. 

Làm gì để không bị lừa tiền khi đặt homestay ở Đà Lạt? - Ảnh 2.

Homestay ngưng hoạt động do không đủ điều kiện kinh doanh. (Ảnh: AT/Thanh Niên).

Trước sự việc trên, các cơ quan chức năng về lĩnh vực du lịch tại Đà Lạt (Lâm Đồng) đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn những vụ lừa đảo khách du lịch.

Những lưu ý để không bị lừa tiền khi đặt phòng qua mạng

Để tránh bị lừa đảo, Phòng Văn hóa Thông tin TP Đà Lạt khuyến cáo du khách nên tìm hiểu rõ thông tin về cơ sở lưu trú thông qua:

1. Đường dây nóng TP Đà Lạt hỗ trợ du khách: 0912903178

2. Website: dalat.vn 

3. Ứng dụng Đà Lạt Flower City - trang thông tin du lịch chính thống của TP Đà Lạt.

4. Phòng Văn hóa Thông tin: 02633 822342

Làm gì để không bị lừa tiền khi đặt homestay ở Đà Lạt? - Ảnh 3.

Du khách nên tải ứng dụng Dalat City để được hỗ trợ khi du lịch tại thành phố này. (Ảnh: At/Thanh Niên).

Một số du khách cũng chia sẻ kinh nghiệm để không bị "sập bẫy", lừa đảo khi đặt phòng qua mạng:

- Nếu đặt qua fanpage hoặc trang cá nhân của các cơ sở lưu trú, du khách cần kiểm tra tương tác của homestay trong thời gian gần nhất. Nếu khoảng thời gian từ một đến hai tháng không có hoạt động mới thì du khách cần kiểm tra kĩ từ các nguồn tin tưởng.

- Tham gia vào các nhóm du lịch địa phương cũng giúp ích cho du khách khá nhiều khi muốn tìm một điểm lưu trú uy tín, phù hợp với nhu cầu của mình. Trước khi giao dịch, chuyển khoản, du khách có thể đăng lên nhóm để nhờ các thành viên xác thực xem cơ sở lưu trú đó có hoạt động hay không, người nhận giao dịch có uy tín hay không.

- Để chắc chắn, du khách nên chọn các OTA (Online Travel Agent: đại lý du lịch trực tuyến) uy tín.

- Nhờ người quen giới thiệu nơi đặt phòng khi du lịch.

Chia sẻ với một số báo, ông Lê Anh Kiệt, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin thành phố Đà Lạt, cho biết trên địa bàn thành phố chỉ có 6 cơ sở lưu trú kinh doanh được công nhận là homestay đúng nghĩa (là nơi khách du lịch cùng ăn, ở, làm việc với chủ nhà, trải nghiệm các hoạt động gia đình) là: 

1. Thung lũng dâu

2. Đồi thỏ con

3. Ngôi nhà tím

4. Đạ Lạch Noah

5. Là Nhà

6. Đợi Một Người

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.