Làm mẹ là hành trình đơn độc

Làm mẹ là hành trình đơn độc. Thế nhưng không có huân chương nào cho người làm mẹ, cũng gần như không có lời động viên, khích lệ nào dành cho họ.

Làm mẹ là một hành trình đầy rắc rối và mông lung. Rắc rối là bởi có quá nhiều vấn đề nảy sinh khi chăm sóc, nuôi dạy một đứa trẻ. Từ việc chăm bẵm cho con béo khỏe, ít ốm, có chiều cao cân nặng đủ chuẩn, đến uốn dạy con mỗi ngày, đều đặt nặng lên vai người mẹ. Còn nói làm mẹ là hành trình mông lung bởi sao ư? Vì trong cả quá trình đó, chỉ có một mình mẹ đơn thương độc mã. Người ta sẽ chỉ nói “mẹ nó không biết chăm con”, “mẹ nó không biết dạy con” khi thấy một đứa trẻ hơi gầy so với chuẩn hoặc nó không biết chào hỏi người lớn. Có mấy ai nhắc đến vai trò của người bố trong những câu chuyện muôn thuở xoay quanh việc chăm sóc và nuôi dưỡng một đứa trẻ.

lam me la hanh trinh don doc

Những gánh nặng đặt lên vai người mẹ, nói sơ qua thôi cũng đủ khiến những cô gái độc thân sợ hết vía, không dám nghĩ đến chuyện kết hôn và sinh con. Dường như xã hội mặc định làm mẹ là phải như vậy, cấm có kêu ca, than vãn. Nghịch lý hơn, dù có làm tốt, thì người mẹ vẫn bị chê trách và chỉ trích đủ điều.

Xã hội có cái nhìn quá khắt khe với người làm mẹ, từ khi còn trong giai đoạn mang thai, sinh con đến khi con trưởng thành. Mang bầu béo quá cũng bị nói, gầy quá cũng bị chê. Từ thời điểm con chào đời, sẽ luôn có những ánh mắt đầy soi xét, sẵn sàng chỉ trích người mẹ từ cách bế ẵm, cho con bú, vệ sinh cho con, chơi với con… Ai hiểu và thông cảm cho những bỡ ngỡ, lóng ngóng khi lần đầu làm mẹ, những cố gắng khi vừa đi làm vừa duy trì cho con bú, những khó khăn khi con đến giai đoạn ương bướng, thích làm theo ý mình?

Làm mẹ là hành trình đơn độc

Có thể kể ví dụ một số cuộc chiến mà ở đó người mẹ đơn độc (dù đang có chồng hay đã ly dị) như cuộc chiến “sữa mẹ và sữa công thức”, “ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật, kiểu Tây”, “chăm con theo kiểu dân gian và hiện đại”. Nếu nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, mẹ có thể bị hỏi là “sao không cho uống thêm sữa công thức, phải uống sữa công thức mới thông minh”. Nếu mẹ vì lý do gì đó bắt buộc phải cho con bú sữa công thức, thì giá trị của người mẹ bị giảm đi. Câu nói “xin sữa mẹ cho con đi, cho uống sữa công thức là ngang giết con”, bạn nghe có thấy quen tai không? Ở những “cuộc chiến” đó, nếu không phải là tình yêu con, thì là gì mới có thể mang đến cho mẹ dũng khí bảo vệ chính kiến, đấu tranh với mọi người và gia đình nhà chồng để được nuôi con theo cách khoa học nhất.

lam me la hanh trinh don doc

Những đầu sách về nuôi dạy con chủ yếu dành cho mẹ. Một mình người mẹ tự mò mẫm cho con nghe nhạc gì khi mang thai, nói chuyện với con như thế nào, chơi gì với con để con thông minh, con ương bướng, hay ăn vạ phải làm sao…Ít có đầu sách nào đại loại như kiểu “chiến lược của bố thay đổi cuộc đời con”. Nếu có, thì các đấng ông chồng chắc cũng chỉ đọc lướt qua, không thể áp dụng được. Để chăm con khéo, dạy con ngoan thì trước hết phải hiểu rõ cơ thể con, tính cách con. Mà việc này chẳng ai có thể làm tốt bằng mẹ. Thế nhưng không có huân chương nào cho người làm mẹ, cũng gần như không có lời động viên, khích lệ nào dành cho họ.

Chỉ có người mẹ đơn độc với những cảm xúc khi nuôi con và cũng chỉ có mẹ bị stress vì nuôi con. Cứ nhìn thần thái, sắc mặt là đoán biết được người mẹ đó đang chăm con ốm hoặc đang loay hoay không biết đối phó thế nào với những khủng hoảng tuổi lên 1, lên 2, lên 3…của con. Sự đơn độc đó như một thói quen, một lẽ thường, đến mức bản thân người làm mẹ cũng không nhận ra rằng mình đơn độc thế nào trong hành trình này.

Làm mẹ đơn độc nhưng hạnh phúc

lam me la hanh trinh don doc

Không ai có thể hiểu tường tận cảm giác hạnh phúc khi lần đầu tiên nhìn thấy con trên màn hình siêu âm, cũng không ai có may mắn được trải qua những cung bậc cảm xúc khi con biết lẫy, biết bò, biết đi, biết nói…bằng mẹ. Nếu có thang điểm để đo chỉ số hạnh phúc, thì cái sự hạnh phúc của người làm mẹ luôn đứng trên cùng, vượt xa hẳn hạnh phúc lứa đôi hoặc những sự mãn nguyện khác. Hạnh phúc của người làm mẹ, nó âm ỉ kéo dài, nó như dòng suối mát tưới tắm cho tâm hồn người mẹ. Đôi khi nó như cái phao cứu sinh, để người mẹ níu vào mà vượt qua những cùng cực, khổ sở.

Cát Lam

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.