Lạng Sơn điều chỉnh quy hoạch hai thị trấn rộng 5.600 ha tại huyện Chi Lăng

Quy hoạch chung thị trấn Đồng Mỏ và thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng có tổng diện tích 5.626 ha, với các phân khu chức năng như khu đô thị, cụm công nghiệp, du lịch,...

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Đồng Mỏ và thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng đến năm 2035, tỷ lệ 1/5000.

Cụ thể, điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Đồng Mỏ có diện tích 3.564 ha; trong đó, quy mô lập quy hoạch khoảng 2.000 ha, quy mô đất không thuận lợi xây dựng (núi đá, đồi cao, phần diện tích này không đo đạc bản đồ địa hình, chỉ khai thác cập nhật bản đồ có sẵn) là 1.564 ha.

Phía bắc giáp xã Thượng Cường và xã Mai Sao. Phía nam và đông nam giáp xã Quan Sơn và tỉnh Bắc Giang. Phía đông giáp xã Quan Sơn. Phía tây giáp xã Chi Lăng, xã Y Tịch, xã Hòa Bình.

Dân số hiện trạng năm 2021 khoảng 14.657 người. Dự báo dân số đến năm 2025 là 18.600 người và đến năm 2035 khoảng 30.000 người.

Thị trấn được quy hoạch với tính chất là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, thể thao, văn hoá xã hội, trung tâm thương mại - dịch vụ của toàn huyện; là đầu mối giao thông quan trọng cửa ngõ phía tây - nam của tỉnh Lạng Sơn, có ý nghĩa chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng.

Quy hoạch thị trấn Đồng Mỏ gồm 11 phân khu chức năng. Cụ thể phân khu 1 là khu trung tâm thị trấn cũ có quy mô khoảng 85 ha. Phân khu 2 - Khu đô thị mới phía Đông có quy mô khoảng 53,5 ha. Phân khu 3 là khu đô thị mới phía Đông Nam có quy mô khoảng 55 ha.

 Toàn cảnh thị trấn Đồng Mỏ (Nguồn: Thuận Bùi).

Phân khu 4 là khu đô thị mới phía Đông Bắc có quy mô khoảng 145 ha. Phân khu 5 - Khu đô thị mới phía Tây Nam (Khu đô thị Hợp Tiến) có quy mô khoảng 90 ha. Phân khu 6 - Khu đô thị mới phía Tây (khu đô thị Than Muội - Làng Thành) có quy mô khoảng 135 ha.

Phân khu 7 - Khu đô thị dịch vụ và công nghiệp có quy mô khoảng 90 ha (trong đó đô thị 20 ha, cụm công nghiệp 70 ha). Phân khu 8 - Khu cụm công nghiệp phía Đông có quy mô khoảng 370 ha.

Phân khu 9 là Cụm công nghiệp Chi Lăng và các khu dân cư hiện hữu, cảnh quan sinh thái nông nghiệp... có quy mô khoảng 340 ha. Phân khu 10 - Vùng đồi núi phía Bắc có quy mô khoảng 848 ha. Phân khu 11 là vùng đồi núi phía Nam có quy mô khoảng 1.353,31 ha.

Điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Chi Lăng có diện tích khoảng 2.062 ha. Trong đó, quy mô lập quy hoạch khoảng 1.295 ha; quy mô diện tích núi đá khớp nối, cập nhật số liệu khoảng 767 ha.

Phía đông bắc giáp xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng. Phía tây bắc giáp xã Y Tịch, huyện Chi Lăng. Phía tây nam giáp xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng. Phía đông nam giáp ranh giới tỉnh Bắc Giang.

Thị trấn Chi Lăng có tính chất quy hoạch là khu vực đô thị nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ thương mại, chủ lực hướng tới công nghiệp; là đầu mối giao thông quan trọng phía nam của tỉnh Lạng Sơn, phát triển thương mại, dịch vụ du lịch, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp trên trục quốc lộ 1 Lạng Sơn - Hà Nội; có ý nghĩa chiến lược, vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

Quy hoạch gồm 5 phân khu chức năng. Cụ thể, phân khu 1 là khu công nghiệp, kho tàng, logistic. Phân khu 2 là đô thị phát triển đô thị kết hợp thương mại dịch vụ hậu cần công nghiệp. Phân khu 3 phát triển nông sản đặc trưng Na Chi Lăng kết hợp mô hình du lịch canh nông.

Phân khu 4 có chức năng chỉnh trang đô thị hiện hữu kết hợp phát triển đô thị mật độ thấp. Phân khu 5 phát triển đô thị sinh thái mật độ thấp kết hợp phát triển du lịch.

Về định hướng tổ chức không gian, tỉnh phát triển các trục cảnh quan chính của thị trấn Chi Lăng dọc theo sông Thương; đồng thời tạo ra các công viên, các không gian chuyên đề bám dọc theo sông Thương tạo thành chuỗi không gian xanh liên hoàn. Các công viên chuyên đề bao gồm: Khu vui chơi giải trí, khu công viên trung tâm khu dân cư ven sông, khu trải nghiệm sinh thái.

Ngoài ra, phát triển du lịch dựa trên yếu tố cảnh quan và văn hóa địa phương với lợi thế của thị trấn Chi Lăng có hệ thống di tích lịch sử, kết hợp với cảnh quan thiên nhiên như: Du lịch cảnh quan thiên nhiên, du lịch khám phá, trải nghiệm hồ Cấm Sơn, du lịch cảnh quan sông Thương; du lịch tâm linh và di tích lịch sử: đền Chầu Năm, đền Đức Thánh Cả…; phát triển mô hình du lịch nông nghiệp canh nông; khu vực trung tâm đô thị là nơi phát triển các công trình dịch vụ phục vụ du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. 

chọn
Sắp xây toà nhà cao thứ ba Hà Nội?
Toà nhà Landmark 55 có tổng mức đầu tư 5.934 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ là toà nhà cao tầng thứ ba của Hà Nội, sau Keangnam Landmark và Lotte Center Hà Nội (65 tầng). Chủ đầu tư Taseco Land cho biết dự kiến quý II/2024 xin giấy phép xây dựng, quý III/2024 cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.