Thông tin quy hoạch Lạng Sơn năm 2024 mới nhất
Bài viết sau đây sẽ thể hiện đầy đủ những thông tin về Quy hoạch Lạng Sơn thể hiện điều gì, mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch, cách tra cứu quy hoạch Lạng Sơn ra sao,...
Quy hoạch Lạng Sơn sẽ thể hiện thông tin gì?
Theo Quyết định số 748/QĐ-TTg, thông tin quy hoạch Lạng Sơn sẽ thể hiện những nội dung sau:
Phạm vi quy hoạch
Phần lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn với tổng diện tích tự nhiên 8.310,09 km2, trong đó bao gồm 11 đơn vị hành chính là: 1 thành phố Lạng Sơn và 10 huyện gồm Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Đình Lập, Hữu Lũng, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan.
- Phía Đông Bắc giáp Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc;
- Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng;
- Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang;
- Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh;
- Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn;
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên.
Tỉnh Lạng Sơn có toạ độ địa lý từ 20°27' đến 22°19' vĩ Bắc và từ 106°06' đến 107°21' kinh Đông.
Thời kỳ lập Quy hoạch:
- Thời kỳ quy hoạch: 2021-2030.
- Tầm nhìn dài hạn: Đến năm 2050.
Quy mô quy hoạch tỉnh Lạng Sơn
Thành phố Lạng Sơn có 1 thành phố và 10 huyện bao gồm: thành phố Lạng Sơn và 10 huyện gồm Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Đình Lập, Hữu Lũng, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan.
Dựa vào quy định các đơn vị hành chính nêu trên mà tỉnh Lạng Sơn sẽ triển khai quy hoạch cụ thể như sau:
- Tỉnh Lạng Sơn sẽ triển khai quy hoạch ở 1 thành phố là Lạng Sơn.
- Ngoài ra, tỉnh Lạng Sơn cũng sẽ triển khai quy hoạch ở 10 huyện gồm: Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Đình Lập, Hữu Lũng, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan.
Nội dung quy hoạch tỉnh Lạng Sơn
Nội dung Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017 và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh Lạng Sơn
- Phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh Lạng Sơn về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất.
- Đánh giá thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Đánh giá thực trạng hệ thống đô thị và nông thôn, các khu chức năng
- Thực trạng công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
- Đánh giá tổng quát về những tồn tại, hạn chế; những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2020.
- Đánh giá các yếu tố, điều kiện bối cảnh quốc tế, quốc gia và vùng tác động đến phát triển của tỉnh.
b) Xây dựng quan điểm, xác định mục tiêu và lựa chọn các phương án phát triển trong thời kỳ quy hoạch
- Về quan điểm phát triển tỉnh trong thời kỳ quy hoạch
- Xây dựng các phương án phát triển và lựa chọn phương án phát triển của tỉnh
- Mục tiêu phát triển tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch
+ Các nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết.
+ Các khâu đột phá của tỉnh trong kỳ quy hoạch.
- Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực khác
- Phương án phát triển đô thị, nông thôn, kết cấu hạ tầng
- Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện
- Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện
- Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên
- Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
- Phương án phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh
- Danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện
- Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
c) Yêu cầu về các nội dung đề xuất: các nội dung đề xuất nghiên cứu để đưa vào quy hoạch tỉnh phải có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn của địa phương, xuất phát từ nhu cầu phát triển, yêu cầu quản lý Nhà nước tại địa phương;
d) Yêu cầu về Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược: Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Mục tiêu lập quy hoạch tỉnh Lạng Sơn
Việc nghiên cứu lập quy hoạch tỉnh Lạng Sơn phải đạt được các mục tiêu sau:
- Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
- Sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn để sử dụng các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững trong thời kỳ quy hoạch.
- Là công cụ để lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trên địa bàn tỉnh; là căn cứ để hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển.
- Quy hoạch tỉnh sẽ đưa ra các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp để đẩy nhanh việc thực hiện các khâu đột phá của tỉnh, là căn cứ để xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm, là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định các chủ trương, giải pháp chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cung cấp cho các nhà đầu tư và nhân dân những thông tin cần thiết về tiềm năng, cơ hội đầu tư và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Đồng thời loại bỏ các quy hoạch chồng chéo cản trở đầu tư phát triển trên địa bàn; bảo đảm công khai minh bạch, công bằng trong huy động, tiếp cận cũng như phát huy tối đa các nguồn lực trong hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Xây dựng kịch bản phát triển, ý tưởng và phương án tổng thể, bố trí hợp lý nhằm giải quyết các vấn đề xung đột về không gian trên địa bàn tỉnh hiện nay và định hướng không gian cho các nhu cầu phát triển trong tương lai trên cơ sở huy động hợp lý các điều kiện bên trong và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài.
- Tối ưu hóa và bảo đảm tính khả thi, bền vững trong quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng các nguồn lực phục vụ phát triển tỉnh; Hướng tới phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: Kinh tế - xã hội - môi trường trong tỉnh và đảm bảo phát triển bền vững trong dài hạn.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo dựng sự phát triển hài hòa, bền vững giữa các vùng và địa phương; bảo đảm khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của tỉnh, vùng, huyện, thành phố và khả năng hội nhập.
- Xây dựng phương án đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển các giá trị văn hóa mới; góp phần tạo ra nhiều việc làm, ổn định sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; củng cố quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Phương pháp lập quy hoạch tỉnh Lạng Sơn
Sau đây sẽ là những yêu cầu cũng như phương pháp lập quy hoạch tỉnh Lạng Sơn mà bạn đọc cần nắm được.
Yêu cầu về phương pháp lập quy hoạch:
Hệ thống các phương pháp lập quy hoạch phải đảm bảo tính tiếp cận tổng hợp, đa chiều, đa lĩnh vực, khoa học, phù hợp, thực tiễn và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Các phương pháp lập quy hoạch:
- Tích hợp quy hoạch.
- So sánh đối chiếu, lồng ghép bản đồ với việc áp dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý (GIS).
- Dự báo phát triển và quy hoạch chiến lược.
- Phân tích hệ thống, so sánh, tổng hợp, mô hình tối ưu
- Chuyên gia, hội nghị, hội thảo.
- Tiếp cận từ thực địa.
- Nghiên cứu tại bàn.
- Các phương pháp khác phù hợp với quy trình kỹ thuật lập quy hoạch tỉnh.
Hy vọng những thông tin trên sẽ đem đến cho độc giả những kiến thức cần thiết về mục tiêu, tầm nhìn của quy hoạch nói chung và Quy hoạch Lạng Sơn nói riêng.