Lang thang ngõ ngách Hà Nội - Kỳ 3: Bia mộ với những lời đồn thêu dệt

Khu mộ này nằm trong ngõ 420 đường Hoàng Hoa Thám (Q.Ba Đình, Hà Nội) không biết tự bao giờ đã bị thêu dệt lên nhiều câu chuyện kỳ bí khiến người dân trong ngõ khổ sở vì bị làm phiền.
lang thang ngo ngach ha noi ky 3 bia mo voi nhung loi don theu det
Những ngôi mộ cổ chỉ còn lại những tấm bia nổi trên mặt đất nằm ngay cạnh lối đi dẫn vào nhà các hộ dân. Ảnh: Lê Nhàn

Khu mộ cổ và những lời đồn đoán

Bước vào ngõ 420 Hoàng Hoa Thám, ngay dưới chân dốc là hình ảnh một ngôi mộ chỉ còn mình tấm bia với những hàng chữ Hán nổi lên trên mặt đất. Đi sâu hơn vào trong, những ngôi mộ xuất hiện nhiều hơn nằm rải rác xung quanh khu vực nhà ở của người dân, chẳng ai biết những ngôi mộ này có từ bao giờ, nhưng những người lạ khi lần đầu tiên bước chân đến đây đều không khỏi rùng mình.

Theo lời kể của ông Vũ Đình Phúc, 77 tuổi, người trông nom khu mộ: “Khu mộ cổ này là của người Trung Quốc ngày xưa sang Việt Nam làm ăn, sinh sống. Từ năm 1920, người ta mua khu đất này để làm nơi chôn cất người chết và gia đình chúng tôi, từ đời các cụ đã được thuê về đây ở để trông nom nghĩa trang này”.

Ông Phúc cũng cho biết, gia đình và người thân của các ngôi mộ này hiện vẫn còn rất nhiều người sống ở Hà Nội. Vào những ngày rằm, chạp, lễ, tết con cháu họ vẫn thường xuyên lui tới để thăm viếng mộ và thắp hương.

lang thang ngo ngach ha noi ky 3 bia mo voi nhung loi don theu det

Ông Nguyễn Đình Hào, 60 tuổi, nhà ngay đầu ngõ 420 Hoàng Hoa Thám cho biết: “Khoảng 30 - 40 năm trước ở trong ngõ này chỉ có một vài hộ sinh sống còn lại là cả một khu nghĩa địa lớn, rậm rạp cây cối nhìn vào ghê sợ. Đến đầu những năm 1980, nhà nước bắt đầu chia khu đất này cho những công nhân làm ở xưởng in dựng nhà ở, rồi từ đó số hộ dân bắt đầu tăng lên và đông đúc như ngày hôm nay”.

Bao bọc khắp khu nghĩa địa là rậm rịt những loài cây bụi, cây dây leo, lá cây rụng chất chồng phủ lên từng ngôi mộ. Vài năm trở lại đây, người dân cũng bớt đi nỗi sợ hãi họ xây nhà lấn cả vào khu nghĩa địa cổ này. Dấu tích còn lại chỉ là vài chục tấm bia đá kiên cố khắc những dòng chữ Hán nằm lộn xộn khắp nơi, không hàng lối.

Hiện nay, trong ngõ có khoảng 8 hộ dân đang sinh sống, theo người dân ở đây chẳng biết có phải do tác động của mồ mả hay không mà có rất nhiều câu chuyện kỳ bí được đồn thổi từ cuộc sống của những người dân quanh khu vực này.

Người ta đồn rằng, những ngôi mộ của người Hoa rất linh thiêng, bởi khi chôn cất người chết, họ thường mời pháp sư đến làm bùa yểm vào đó. Vậy nên khi một số hộ dân cả gan đến khu nghĩa trang rời mộ để lấy đất làm ăn, sinh sống thì bị trừng phạt nên nhà nào cũng có người bị mắc bệnh tâm thần.

Người dân khổ vì sự phiền nhiễu

Vừa bước chân vào ngõ, tôi đang loay hoay chụp vài tấm hình, thì một người dân tỏ vẻ khó chịu quát: “Quay, chụp cái gì, đi ra khỏi đây ngay đi...!”

Hỏi ra thì mới biết, sự cáu gắt của họ là vì những lời đồn kia mà có quá nhiều người hay đến hỏi han này nọ, quay phim, chụp hình các ngội mộ rồi lại đi lan truyền những tin đồn thất thiệt không hay về họ.

lang thang ngo ngach ha noi ky 3 bia mo voi nhung loi don theu det
Hằng ngày, người dân trong ngõ vẫn đi lại, sinh hoạt trên những lối đi có mộ nằm cạnh. Ảnh: Lê Nhàn

Bà Đỗ Thị Chỉnh, 70 tuổi, người dân sống trong ngõ chia sẻ: “Vì chồng tôi là công nhân ở xưởng in nên được cấp cho lô đất này. Từ năm 1982, gia đình tôi chuyển về đây sinh sống. Xuất hiện những tin đồn kia có lẽ là do nhà tôi và nhà một người hàng xóm trong ngõ có 2 đứa con gái lớn lên đang bình thường, khỏe mạnh nhưng bỗng nhiên phát bệnh tâm thần. Nhưng theo tôi làm gì phải do người trên bắt tội như họ nói. Con gái tôi bị bệnh vậy là do nhà tôi có gen di truyền vì trước đây mẹ chồng tôi về già bỗng dưng cũng phát bệnh tâm thần một thời gian dài rồi mất”.

Bà Chỉnh kể, khi bà mới chuyển về ngõ sinh sống, khu đất này rất hoang vu, chỉ có 5 hộ gia đình là công nhân ở xường in được cấp nhà về đây ở. Khi ấy những ngôi nhà được cấp được làm bằng những tấm thiếp thấp lụp xụp, mái nhà lợp bằng lá cọ rồi dân bắt đầu làm ăn, tích cóp xây lên những ngôi nhà cấp 4 và giờ là những ngôi nhà cao tầng và ngày càng đông đúc hơn.

lang thang ngo ngach ha noi ky 3 bia mo voi nhung loi don theu det
Ngay cạnh lối đi dẫn vào số nhà 2A của bà Hạnh (người trong ảnh) cũng có một ngôi mộ nằm gần trước cửa ra vào. Ảnh: Lê Nhàn

Ngay gần cửa nhà là ngôi mộ hoang không chủ, bà Nguyễn Thị Thành, 57 tuổi, cho hay: “Nhà tôi mua nhà và chuyển về đây ở từ năm 1996. Ở từ đó cho đến nay chưa bao giờ thấy có chuyện gì huyền bí hay khó giải thích cả, đất rất lành, người dân vẫn làm ăn, phát triển bình thường. Ngay trước nhà tôi có ngôi mộ hoang không chủ thì mấy nhà xung quanh thay nhau thắp hương ngày lễ, ngày tết. Các hộ dân ở đây chủ yếu là những người đã về hưu, con cháu trong nhà đứa nào cũng khỏe mạnh có công việc ổn định, cuộc sống mọi thứ yên ổn, chẳng vấn đề gì cả”.

Người dân trong ngõ cho biết, khoảng chục năm nay có rất nhiều người hay đến quay phim, chụp hình, rồi hỏi họ về những tin đồn thất thiệt kia, họ có giải thích rất nhiều nhưng không biết vì sao vẫn có nhiều người là vì họ tò mò hay vì lý do gì khác mà suốt ngày tìm đến ngõ, khiến họ cảm thấy rất phiền hà vậy nên mỗi khi thấy người lạ đến họ tỏ ra rất bực bội, không muốn tiếp khách.

lang thang ngo ngach ha noi ky 3 bia mo voi nhung loi don theu det
Khu mộ cổ của người Trung Quốc, nằm ngay tại ngõ 420, đường Hoàng Hoa thám, quận Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Lê Nhàn
lang thang ngo ngach ha noi ky 3 bia mo voi nhung loi don theu det
Đối nghịch với sự ồn ào, nhộn nhịp người qua lại không ngớt là khoảng không gian trầm lặng, cố kính phía trong con ngõ. Ảnh: Lê Nhàn
lang thang ngo ngach ha noi ky 3 bia mo voi nhung loi don theu det
Bà Đỗ Thị Chỉnh (70 tuổi) sống tại nhà số 7 trong ngõ 420 Hoàng Hoa Thám. Ảnh: Lê Nhàn
chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.