Lễ cúng tân niên ngày đầu năm giúp mang bình an, may mắn cho mọi người

Bên cạnh lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp hay cúng tất niên trong ngày cuối cùng của năm âm lịch thì phong tục cúng tân niên cũng được biết đến như là truyền thống lâu đời, được nhiều thế hệ người Việt gìn giữ và lưu truyền từ xưa đến nay.

Đôi nét về phong tục cúng tân niên 

Thông thường, việc cúng tân niên đầu năm sẽ được các gia đình tổ chức vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán. Quá trình sắm sửa mâm cỗ cúng tổ tiên trong ngày đầu năm mới mang ý nghĩa đoàn viên gia đình. Sau khi làm lễ, các thành viên sẽ ngồi tụ tập, quây quần lại với nhau để trò chuyện về năm cũ, đồng thời chia sẻ những dự định, kế hoạch trong tương lai. 

Theo thời gian, tục cúng tân niên không chỉ gói gọn trong các gia đình mà còn mở rộng ra cả công ty, doanh nghiệp - nơi gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của nhiều người. 

Lễ cúng tân niên ngày đầu năm giúp mang bình an, may mắn cho mọi người   - Ảnh 1.

Ảnh: Pinterest

Mâm cúng tân niên của gia đình được chuẩn bị ra sao?

Để chuẩn bị cho mâm cúng tân niên vào sáng mùng 1 Tết thì ngay từ ngày hôm trước, bàn thờ của gia đình đã được dọn dẹp, sang sửa sạch sẽ. 

Vào ngày đầu năm mới, các thành viên trong gia đình sẽ dậy sớm để chuẩn bị mâm cỗ dâng lên tổ tiên. Một mâm cúng tân niên tươm tất sẽ bao gồm các món ăn như xôi, canh măng, món xào, thịt, cá, tôm… Bên cạnh đó, nếu tổ tiên lúc sinh thời đặc biệt yêu thích món ăn nào thì các gia đình có thể làm thêm để mâm cúng tân niên thịnh soạn hơn. 

Dân gian có câu “Mùng 1 tết cha” bởi theo phong tục truyền thống, những người con trong gia đình sẽ đội mâm cỗ lên để dâng tổ tiên nhằm bày tỏ lòng biết ơn đến bề trên. Mâm cúng tất niên thường sẽ được đặt phía trước bàn thờ. Trong đó, mâm của con trưởng đặt chính giữa, hai bên là mâm cúng của con thứ. 

Lễ cúng tân niên ngày đầu năm giúp mang bình an, may mắn cho mọi người   - Ảnh 2.

Ảnh: Pinterest

Trong cuốn Việt Nam phong tục, nhà nghiên cứu văn hóa Phan Kế Bính có viết: “Sáng mồng một Tết thì làm cỗ cúng Gia tiên, và cúng cả Thổ công, Táo quân, Nghệ sư… cỗ bàn to nhỏ thế nào mặc lòng, nhưng làm sao cũng phải có bánh chưng, cá kho, giò, chả, dưa hành, thịt bò mới ra cỗ ngày Tết. Có nhà dựng hai cây mía cạnh bàn thờ để làm gậy cho ông vãi”.

Còn trong sách Nghi lễ vòng đời người, nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường có đề cập đến nghi lễ cúng tân niên như sau: “Sáng mồng một Tết mỗi gia đình làm cỗ cúng Phật, cúng gia tiên, cúng Thổ công, Táo quân… Ngoài cỗ bàn ra có nhà còn dựng hai cây mía cạnh bàn thờ để làm gậy cho ông vãi. Sau đó là cả nhà chúc tụng lẫn nhau, và đi thăm hỏi chúc Tết người thân bạn bè, hàng xóm. Cứ thế vui vẻ suốt mấy ngày, có nhà ăn Tết một hôm, có nhà hai hôm, ba hôm... tùy theo hoàn cảnh”. 

Như vậy là sau khi bày biện lễ vật, mâm cúng lên bàn thờ, gia chủ sẽ rót rượu, nước, thắp đèn, nến, hương nhang. Tiếp đến, mọi người trong gia đình sẽ cùng vái lạy tổ tiên để cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến trong năm mới. Mâm cúng tân niên được dọn xuống khi tuần hương vừa tàn. 

Một lưu ý nhỏ là sau khi cúng tân niên xong, tiền bạc, vàng mã vẫn phải giữ nguyên trên bàn thờ. Đồng thời, gia chủ cũng thắp nhang đèn trong suốt ba ngày Tết. Chỉ đến lễ Hóa vàng trong ngày mùng 3 hoặc mùng 4 thì mới được đốt vàng mã cho tiên tổ. 

Lễ cúng tân niên ngày đầu năm giúp mang bình an, may mắn cho mọi người   - Ảnh 3.

Ảnh: Pinterest

Lễ cúng tân niên ở công ty gồm những gì?  

Truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” không chỉ được thể hiện ở việc thờ cúng tổ tiên mà còn là tạ ơn đến các vị thổ thần, trời đất đã giúp đỡ chúng ta trong suốt thời gian qua. Cũng vì lẽ đó mà lễ cúng tân niên ở công ty ra đời. 

Trong ngày đầu năm mới, nhân sự công ty sẽ chuẩn bị một mâm cúng tân niên nho nhỏ, với ước nguyện công việc trong năm mới sẽ gặt hái được nhiều thành công cũng như thuận lợi, suôn sẻ. 

Lễ cúng tân niên ngày đầu năm giúp mang bình an, may mắn cho mọi người   - Ảnh 4.

Ảnh: Pinterest

Mâm cúng tân niên ở công ty thường có đủ gà luộc, heo quay, nước chè, rượu thuốc, mâm ngũ quả, xôi cúng… Lễ vật có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện tài chính của công ty. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là sự thành tâm, thành kính của người tham gia nghi lễ. Thông thường, sau khi dâng mâm cúng lên bàn thờ, người làm lễ sẽ đọc bài cúng tân niên phù hợp với công ty của mình. 

Bên cạnh nghi lễ cúng tân niên, công ty có thể tiến hành một số hoạt động ý nghĩa khác trong ngày đầu năm mới như chúc tết đầu năm, xông đất đầu năm hay lì xì may mắn cho các thành viên trong công ty. 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.