Xông đất hay còn có tên gọi dân gian là đạp đất, xông nhà là một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa đến nay của dân tộc ta.
Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc ra đời thì bạn có thể hiểu nôm na đơn giản là kể từ thời điểm sau đêm giao thừa, tức là thời khắc bước vào năm mới, người đầu tiên đến chúc Tết gia đình nếu là người hạp tuổi với gia chủ thì sẽ mang lại nhiều điều may mắn và tài lộc cho cả gia đình trong một năm.
Theo người xưa quan niệm, gia chủ cầu mong trong ngày đầu năm sẽ có người mang đến nhiều niềm vui, sự may mắn, tiền tài cho gia đình mình. Vì thế mà người đến chúc Tết đầu tiên rất quan trọng.
Thường thì chủ nhà sẽ sắp đặt người đến chúc tết vào sáng mồng 1, mang theo bao lì xì hoặc bánh kẹo. Tiếp đó, gia chủ sẽ ra chào đón vào nhà và nhận những lời chúc tốt đẹp từ người đó.
Nghi thức đến nhà xông đất đầu năm cũng không quá lâu, chỉ kéo dài khoảng 5 tới 10 phút, đủ thời gian người khách gửi lời chúc cho gia chủ may mắn cả năm.
Với việc làm đơn giản như trên, nhưng đã mang đến niềm vui và sự tin tưởng gia đạo về một năm may mắn. Còn người đi xông đất cũng nhận được niềm vui vì đã cho đi những điều tốt lành đến mọi người.
Rất nhiều người quan tâm đến việc tìm người xông đất ngày tết để mang nhiều vinh hoa phú quý trong cả năm.
- Có thể chọn người làm quan, có học thức và chọn người xông đất có tuổi hợp với chủ nhà theo cung hoàng đạo. Bên cạnh đó, người xông đất phải là người đàn ông trụ cột của gia đình.
- Mọi thứ lại đơn giản hơn rất nhiều với người dân lao động. Người được tin chọn đến xông đất phải khỏe mạnh, tốt tính, gia đình hòa thuận, ăn nói đàng hoàng và không thô lỗ.
Tại một số vùng miền vẫn còn tồn tại chế độ trọng nam khinh nữ, vì thế tốt nhất là nên hạn chế không cho phụ nữ đi chúc Tết đầu năm.
Tuy nhiên chế độ này đã bị loại bỏ, ngày nay mọi người có thể bình đẳng tự do đi chúc Tết miễn sao người đó hợp tuổi với gia chủ.
Theo một số chuyên gia phong thủy, gia chủ nên chọn người xông đất có những yếu tố như thật thà, hồn nhiên, làm ăn phát đạt, con cái đông đủ (có trai, có gái), mặt mũi sáng sủa, thân hình đầy dặn, không có tang thì sẽ là người tốt “duyên” để đem lại nhiều may mắn trong năm mới cho gia chủ.
Quan niệm người xưa cũng có những thước đo chuẩn mực cho người đến xông đất như sau:
- Phụ nữ không nên xông đất ngày tết đầu năm vì mang tính âm. Nên việc xông đất thường dành cho đàn ông vì mang dương khí vào nhà, đem lại tài lộc và sức khỏe cho gia chủ. Trong trường hợp hai hai vợ chồng cùng đến thì người chồng sẽ vào trước. Ngày nay, quan niệm đó dần dần ít được chú ý đến. Phụ nữ hay đàn ông đều có thể xông đất.
- Không nên chọn người khi nhà đang có việc buồn, không vui, tang sự hay khắc tuổi với gia chủ.
- Khi đến xông đất không mặc quần áo đen hoặc trắng.
- Người xông đất không bị vướng vào việc tranh chấp, kiện cáo, vi phạm pháp luật hoặc hạn chế dân sự, hình sự.
- Không nên thuê người đến xông đất.
Xã hội ngày càng phát triển, quan niệm về xông đất cũng có nhiều nét thay đổi. Vì thế, câu hỏi về gia chủ tự xông nhà có được không hay tự mình xông đất nhà mình có được không đang được đông đảo nhiều người quan tâm hiện nay.
Theo tục lệ xông đất đầu năm, có một cách “xông đất” khác đó là chính người thân trong gia đình tự xông đất.
Tức là, một hay nhiều người thân trong gia đình sẽ ra khỏi nhà trước giờ giao thừa và chỉ quay trở về xông nhà khi bước qua năm mới mang theo những cành lộc đầu xuân, may mắn cho gia đình của mình.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích, qua đó giúp bạn hiểu rõ về tục xông đất là gì và người đi xông đất cần làm gì để đem tới nhiều điều may mắn cho cả năm.