Lịch sử ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12 và những dấu ấn quan trọng

Ngày 22/12/1944, cách đây đúng 72 năm tại khu rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập. 

Tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: “Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền..., đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc...”.

lich su ngay quan doi nhan dan viet nam 2212 va nhung dau an quan trong

Ngày 22/12/1944, dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, 34 cán bộ, chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã long trọng tuyên đọc Mười lời thề danh dự. (Ảnh tư liệu)

Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chiến thắng Phai Khắc - Nà Ngần (25 - 26/12/1944) Ngày 25/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân cải trang dùng mưu tập kích diệt đồn Phai Khắc thuộc tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Tiếp đó, ngày 26/12, Đội đánh Đồn Nà Ngần (cách Phai Khắc 15 km về phía Đông Bắc).

Một số chiến thắng đầu tiên tại Nam Bộ Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp có quân Anh tiếp sức đã trắng trợn gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngay trong những ngày đầu, quân và dân Sài Gòn đã lập được nhiều chiến công xuất sắc, đã tiêu hao sinh lực địch, phá huỷ một phần cơ sở của chúng. Nổi bật là các trận đánh ở Thị Nghè, cầu Bến Phân, đánh phá Khám lớn Sài Gòn, đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến Sài Gòn.

Một số chiến công mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (19/12/1946) Đêm 19 rạng 20/12/1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu nổ ra ở Hà Nội, mở đầu thời kỳ cả nước kháng chiến chống Pháp xâm lược. Với tinh thần "cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh", các chiến sĩ vệ quốc quân, công an xung phong, tự vệ chiến đấu đánh địch rất dũng cảm. Nhiều trận đánh quyết liệt đã diễn ra ở Bắc Bộ Phủ, Nhà ga, cầu Long Biên, chợ Đồng Xuân.

lich su ngay quan doi nhan dan viet nam 2212 va nhung dau an quan trong
Ảnh tư liệu

Cùng với Hà Nội, quân và dân ta ở nhiều thành phố khác cũng tiến công và vây hãm địch.

Chiến thắng chiến dịch Việt Bắc (17/10 - 22/12/1947)

Ngày 17/10/1947, giặc Pháp huy động 2 vạn quân tinh nhuệ có máy bay, tàu chiến hỗ trợ cuộc tiến công lớn lên Bắc Việt, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, kết thúc "chớp nhoáng" cuộc chiến tranh xâm lược. Quân và dân Việt Bắc đã liên tiếp đánh chặn và phản công tiêu diệt địch ở khắp nơi, nổi bật là các trận Bình Ca (Tuyên Quang), Bông Lau (Cao Bằng), Đoan Hùng, Khu Lau trên sông Lô.

Chiến thắng Chiến dịch Biên giới (16/9 - 14/10/1950)

Ngày 07/7/1950, Bộ Tổng Tư lệnh về chiến dịch Biên giới Cao-Lạng (chiến dịch Lê Hồng Phong II). Mục đích là tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường thông với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 16/9/1950, quân ta đánh trận mở đầu, diệt cụm cứ điểm Đông Khê.

Trước nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 03/ 10/1950 địch vội cho quân ở Cao Bằng rút chạy, đồng thời huy động quân ở Thất Khê lên ứng cứu. Bộ đội ta liên tiếp đánh chặn trong 2 ngày 7 và 08/10/1950 lần lượt tiêu diệt 2 binh đoàn Lơ-pa-giơ và Sáctông ở núi Cốc Xá và điểm cao 477.

Thừa thắng, quân ta chuyển sang tiến công giải phóng một dải biên giới dài 100km từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến Đình Lập, An Châu, Tiên Yên (Quảng Yên).

Chiến thắng chấn động 5 châu Điện Biên Phủ (13/3 - 07/5/1954)

Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng mở đợt tiến công lần thứ nhất vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm Him Lam, Độc Lập bức quân địch ở Bản Kéo đầu hàng, mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm.

lich su ngay quan doi nhan dan viet nam 2212 va nhung dau an quan trong

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần quyết định kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta. Đây là một thắng lợi vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, có sức cổ vũ rất lớn phong trào chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc trên thế giới.

Ngày 30/3/1954, ta mở đợt tiến công lần thứ 2 diệt các cứ điểm phía Đông, cuộc chiến đấu giành đi giật lại giữa ta và địch rất quyết liệt. Vòng vây của quân ta khép chặt dần, hãm quân địch vào tình thế rất khốn đốn.

Ngày 01/5/1954, đợt tiến công thứ 3 bắt đầu; quân ta lần lượt đánh chiếm các cứ điểm phía đông và phía tây, bẻ gãy các cuộc phản kích của địch.

Ngày 07/5/1954, bộ đội ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Điện Biên Phủ.

Phong trào "Đồng Khởi" ở miền Nam (Cuối năm 1959 - 1960)

Cuối năm 1959, nhân dân nhiều xã ở huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) cùng với trung đội vũ trang tập trung đầu tiên của tỉnh đã nổi dậy khởi nghĩa diệt ác, trừ gian, giành chính quyền ở một số thôn xã, mở ra một giai đoạn đấu tranh mới và những ngày sau đó, nhân dân các huyện Mõ Cày, Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, dưới sự lãnh đạo của đảng bộ địa phương đã nhất loạt nổi dậy, phá vỡ hoặc làm tê liệt chính quyền ấp, xã của địch, thành lập Ủy ban nhân dân tự quản.

Sau đó, phong trào"Đồng Khởi" đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh ở Nam bộ, Tây Nguyên và miền tây các tỉnh khu 5, tạo thành một vùng căn cứ rộng lớn. Nhiều đơn vị dân quân du kính và bộ đội địa phương tỉnh, huyện đã hình thành và phát triển trong phong trào "Đồng Khởi".

Chiến thắng Ấp Bắc (02/01/1963)

Được tin có một lực lượng vũ trang cách mạng mới về Ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho, ngày 02/01/1963, Mỹ - Ngụy liền mở một cuộc càn lớn mang tên "Đức Thắng 1-63". Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân sau một ngày chiến đấu ta đã chiến thắng.

Đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ 1 của đế quốc Mỹ (07/02/1965 - 16/11/1968)

Ngày 07/02/1965, đế quốc Mỹ dùng không quân mở chiến dịch "mũi lao lửa" và từ ngày 02/3/1965 gọi là chiến dịch "Sấm rìu" đánh phá liên tục miền Bắc, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Quân và dân miền Bắc đã anh dũng đánh trả địch, giành thắng lợi ngay từ trận đầu, tiếp đó lần lượt đập tan những bước leo thang của chúng, lập nên những chiến công oanh liệt, tiêu biểu là các trận:

- Ngày 04/4/1965 lần đầu tiên máy bay ta bắn rơi máy bay địch.

- Ngày 24/7/1965 lần đầu tiên bộ đội tên lửa ta bắn rơi nhiều máy bay địch. Trước sự thất bại nặng nề ở miền Bắc và cả miền Nam

- Ngày 01/1/1968, Jiôn-xơn phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc, sau đó chấp nhận họp Hội nghị bốn bên tại Pa-ri.

Chiến thắng Bình Giã (12/1964 - 1965)

Một đơn vị Quân giải phóng tham gia chiến đấu tại Bình Giã (Bà Rịa-Vũng Tàu), tháng 12-1964. Chiến thắng Bình Giã có ý nghĩa đánh dấu bước trưởng thành của bộ đội chủ lực ta và báo hiệu thất bại của các biện pháp chiến thuật "Trực thăng vận" và "Thiết xa vận" của Mỹ - Ngụy trong "Chiến tranh đặc biệt".

Chiến thắng Vạn Tường (18/8/1965)

Sáng 18/8/1965, Mỹ Ngụy mở cuộc hành quân "Ánh sao sáng" nhằm vào thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi) với ý đồ diệt một đơn vị chủ lực ta, gây uy thế cho lính thuỷ đánh bộ Mỹ. Cuộc hành quân "Tìm diệt" quy mô lớn của quân viễn chinh Mỹ bị đánh bại.

Chiến dịch Plây-Me (19/10 - 26/11/1965)

Từ 19/10 đến 16/11/1965, bộ đội ta tấn công cứ điểm Plây-Me, buộc quân địch ra ứng cứu. Ta đánh quân tiếp viện địch ở thung lũng I-a-đơ-răng, buộc quân Mỹ phải vào ứng cứu. Quân ta tập kích đánh phủ đầu diệt quân Mỹ. Sư đoàn kỵ binh bay số 1 Mỹ cơ động bằng máy bay lên thẳng lần đầu tiên xuất hiện ở miền Nam đã bị đánh bại.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (30/1 - 31/3/1968)

Ngày 30 và 31/1/1968, quân và dân miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt ở 64 thành phố, thị xã, đánh vào sào huyệt cơ quan đầu não của địch, tấn công hàng loạt căn cứ quân sự, sân bay, bến cảng, kho tàng và hệ thống giao thông của chúng. Ở Sài Gòn - Gia Định, ta tiến công nhiều mục tiêu quan trọng: tòa đại sứ Mỹ, Dinh Tổng thống Ngụy, Bộ Tổng Tham mưu Ngụy, Tổng nha cảnh sát, Đài phát thanh…

Ở Huế, ta đánh chiếm 39 mục tiêu quan trọng, làm chủ hầu hết thành phố và chốt giữ 25 ngày đêm, thành lập chính quyền cách mạng. Phối hợp với mũi tiến công quân sự, nhân dân nhiều vùng nông thôn và đô thị đã nổi dậy diệt ác trừ gian, giải tán dân vệ, phá vỡ hàng rào "Ấp chiến lược", giành quyền làm chủ.

Đây là đòn quyết định làm phá sản chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, làm lung lay ý chí xâm lược của chúng, buộc chúng phải "xuống thang chiến tranh", tạo ra bước ngoặc mở đầu thời kỳ đi xuống về chiến lược của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Chiến thắng Bầu Bàng - Dầu Tiếng (11/1965)

Chiến thắng Bầu Bàng - Dầu Tiếng củng cố niềm tin đánh thắng Mỹ, mở ra phong trào "Tìm Mỹ mà diệt, nắm thắt lưng Mỹ mà đánh" trong các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam.

Chiến dịch đường 9 Nam Lào (Từ ngày 30/1 - 23/3/1971)

Dự tính năm 1971 Mỹ Ngụy sẽ mở 3 cuộc hành quân lớn mang tên "Lam Sơn 719" đánh lên khu vực Đường 9 - Nam Lào. Ngay từ đầu, địch đã bị ta chận đánh, ở đâu chúng cũng bị đánh. Lực lượng tại chổ của ta phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Pa Thet Lào đã liên tiếp tấn công địch.

Sau hơn 1 tháng chiến đấu trong đó có nhiều trận đánh ác liệt giữa chủ lực ta với chủ lực cơ động Ngụy ở Bắc Đường 9. Đầu tháng 3/ 1971, bộ đội ta chuyển sang tiến công trên toàn mặt trận, bao vây, truy kích tập đoàn quân địch ở Bản Đông, tiêu diệt nhiều quân địch.

17 cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam năm 1972

Ngày 30/3/1972, bộ đội ta bắt đầu mở cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường Trị Thiên, miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng khu 5 và Nam bộ. Kết quả, ta giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị, phần lớn tỉnh Kon-Tum, bắc Bình Định, một khu vực rộng lớn các tỉnh Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, một số vùng ở đồng bằng sông Cửu Long và khu 5, giải phóng và giành quyền làm chủ hơn 1 triệu dân.

Đánh bại cuộc chiến tranh phá loại lần 2 của đế quốc Mỹ (06/4/1972 - 15/1/1973)

Ngày 06/4/1972, đế quốc Mỹ huy động lực lượng lớn không quân và hải quân mở cuộc chiến tranh đánh phá trở lại miền Bắc với quy mô lớn, ác liệt hơn lần trước. Ngày 09/5, chúng tiến hành phong tỏa các cảng và các vùng biển miền Bắc, đánh phá các cơ sở kinh tế và quốc phòng của ta.

Trước tình hình đó, quân và dân miền Bắc đã nhanh chóng chuyển mọi hoạt động vào thời chiến với tinh thần chiến đấu dũng cảm và cách đánh mưu trí tài giỏi. Cay cú trước những thất bại nặng nề, đêm 18/12/1972, đế quốc Mỹ liều lĩnh mở cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn nhất, mang tên "chiến dịch lai-nơ bếch-cơ li" vào miền Bắc. Chúng tập trung một số lượng lớn máy bay, chủ yếu là B52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và một số khu vực khác trên miền Bắc.

Một lần nữa, quân dân miền Bắc anh dũng chiến đấu, trừng trị đích đáng không quân Mỹ, đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của địch ở Hà Nội, Hải Phòng.

Đại thắng mùa xuân năm 1975

lich su ngay quan doi nhan dan viet nam 2212 va nhung dau an quan trong
Tiến công cứ điểm địch trong chiến dịch Tây Nguyên

Ngày 04/3/1975 bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên. Sau một số trận đánh tạo thế và nghi binh chiến dịch, ngày 10 và 11/3, quân ta tiến công bằng sức mạnh binh chủng hợp thành, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột.

Phát huy thắng lợi, ngày 21/3/1975 ta mở chiến dịch tiến công Huế-Đà Nẵng. Từ ngày 21 đến 26/3, ta tiến công chia cắt Huế-Đà Nẵng. Sau bốn ngày chiến đấu, ta giải phóng Thừa Thiên - Huế, tiếp đó giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (25/3).

Từ 27 đến 29, ta phát triển tiến công giải phóng Đà Nẵng. Phối hợp với chiến dịch Huế - Đà Nẵng, từ Tây Nguyên bộ đội ta tiến xuống hỗ trợ lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương giải phóng các tỉnh Bình Định (ngày 01/4) Phú Yên (ngày 01/4) và Khánh Hoà (ngày 03/4).

Trên cơ sở những thắng lợi có ý nghĩa quyết định, ngày 04/4/1975, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng hoàn toàn Sài Gòn và miền Nam Việt Nam.

Ngày 26/4, quân ta bắt đầu nổ súng tiến công mạnh và đồng loạt vào các mục tiêu, phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch.

lich su ngay quan doi nhan dan viet nam 2212 va nhung dau an quan trong

11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, cờ Tổ Quốc tung bay trước Tòa nhà chính của Dinh Độc lập. Miền Nam hoàn toàn được giải phóng.

Những dấu ấn lần đầu tiên vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam

1. Đơn vị hải quân Việt Nam đầu tiên

Ít người biết ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, quân đội Việt Nam đã có một bộ phận hải quân nhỏ và lập được những chiến công đầu tiên. Theo cuốn Lịch sử Hải quân Việt Nam, cuối tháng 8/1945, tại Hải Phòng, Bộ Tư lệnh khu Duyên hải đã tổ chức Ủy ban Hải quân Việt Nam với quân số gần 200, trong đó tiêu biểu là Đại đội Ký Con, phương tiện là một số tàu nhỏ và 3 canô thu được của Pháp. Các tàu nhỏ được đổi tên thành Bạch Đằng, Giao Chỉ.

Với cách đánh du kích, Đại đội Ký Con đã lập được một số chiến công ở cửa biển Hải Phòng và vùng ven biển Đông Bắc. Trận đánh đầu tiên được lịch sử hải quân Việt Nam ghi lại là đánh tàu Crayssac tại vùng biển Hòn Gai đầu tháng 9/1945.

Theo lệnh Khu trưởng chiến khu Duyên hải Nguyễn Bình (sau được phong là Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam), đại đội Ký Con dùng hai tàu Bạch Đằng, Giao Chỉ và một canô, với một trung đội bộ đội phối hợp với các thuyền đánh cá của nhân dân tiến ra vây bắt tàu địch. Trước sức ép của quân dân, tàu Crayssac phải đầu hàng, chỉ huy và các thủy thủ người Pháp bị bắt làm tù binh, nhiều binh sĩ người Việt tình nguyện tham gia cách mạng.

Tàu Crayssac được trang bị một khẩu pháo 37 mm, 2 trọng liên, 2 đại liên, một bazoka, 2 súng carbin cùng một số súng trường. Ngày 8/9/1945, Khu trưởng Nguyễn Bình đã đến thăm con tàu chiến lợi phẩm, ra lệnh gỡ biển tên tàu, gắn chữ Ký Con bằng đồng vào mũi tàu, biên chế con tàu vào lực lượng vũ trang chiến khu Duyên hải (sau là chiến khu 3).

Sau đó, quân Pháp đưa tàu Audacieuse đến vùng biển Hòn Gai để tìm kiếm tàu Crayssac. Quân khu Duyên hải dùng ngay tàu Ký Con để đánh đuổi và chiếm được tàu Audacieuse, bắt 8 sĩ quan và thủy thủ, thu một đại liên, một bazoka và một số vũ khí trang bị khác. Đến ngày 12/9/1945, hai tàu Ký Con, Audacieuse cùng một số canô được tổ chức thành một thủy đội thuộc Ủy ban Hải quân Việt Nam, làm nhiệm vụ tuần tiễu vùng ven biển từ Hòn Gai đến Hải Phòng.

2. Đơn vị pháo binh đầu tiên

Từ những khẩu pháo thu của quân đội Pháp, đơn vị pháo binh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Ngày 29/6/1946, tại sân Vệ Quốc đoàn Trung ương (trại 40 Hàng Bài), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái đọc Quyết định thành lập Đoàn pháo binh Thủ đô gồm 3 trung đội: Pháo đài Láng, Pháo đài Xuân Tảo và Pháo đài Xuân Canh (nay thuộc huyện Đông Anh). Đây chính là nền móng để xây dựng lực lượng pháo binh Việt Nam sau này.

lich su ngay quan doi nhan dan viet nam 2212 va nhung dau an quan trong
Khẩu pháo 57 ly được lưu giữ tại di tích lịch sử Pháo đài Láng. Ảnh: Võ Hải.

Đến tháng 9/1946, Tổng Tham mưu trưởng quyết định thành lập thêm Trung đội Pháo đài Thổ Khối (huyện Gia Lâm), nằm bên tả ngạn sông Hồng, đồng thời thành lập Đại đội Pháo binh Thủ đô, thống nhất chỉ huy 4 trung đội pháo đài. 29/6/1946 trở thành ngày truyền thống của Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, các pháo đài Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh do quân Pháp xây dựng vào năm 1940, đặt các khẩu pháo phòng không 57 ly nhằm phòng thủ cho thành phố Hà Nội trước nguy cơ bị không quân Nhật tấn công.

Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, các pháo đài này bị quân Nhật chiếm. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, tất cả cơ sở quân sự ở miền Bắc được bàn giao cho quân đội Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Khi quân Tưởng rút, quân và dân Việt Nam tiếp nhận pháo đài. Do thiếu pháo thủ, một số thanh niên làng Láng được gọi tăng cường, nhanh chóng làm chủ kỹ thuật.

Pháo đài Láng chính là nơi nổ phát súng đầu tiên phát hiệu lệnh toàn quốc kháng chiến lúc 20h03 ngày 19/12/1946. Ngay sau đó, các pháo đài Xuân Canh, Xuân Tảo cũng lập tức nổ súng, dùng các khẩu pháo phòng không để đổi cách bắn, rót đạn xuống các doanh trại của quân Pháp đóng trong thành cổ Hà Nội.

Sau đó 2 ngày, ngày 21/12/1946, Pháo đài Láng tiếp tục lập chiến công bằng việc bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên của quân Pháp trong cuộc kháng chiến kéo dài tới 9 năm sau đó. Các pháo thủ pháo đài Láng đã bắn máy bay bằng cách ngắm bắn trực tiếp do không có máy ngắm. Với thành tích này, Trung đội pháo binh Pháo đài Láng đã được Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi thư khen ngợi.

Đến tháng 1/1947, sau khi thành công trong việc kìm chân quân đội Pháp trong thành phố Hà Nội suốt hai tháng, các đơn vị pháo binh ở pháo đài Láng được lệnh rút lên chiến khu. Do các khẩu pháo nặng nề không thể di chuyển được, các pháo thủ đã tháo quy lát của pháo mang đi chôn giấu.

Hiện nay, một khẩu pháo 57 ly còn được lưu giữ tại di tích lịch sử Pháo đài Láng, tại con phố cùng tên ở phường Láng Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.

3. Máy bay đầu tiên

Dù mãi đến năm 1955, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam mới quyết định thành lập Ban Nghiên cứu sân bay, tiền thân của lực lượng không quân hiện nay, tuy nhiên từ ngay sau cách mạng tháng 8, quân đội Việt Nam đã có những chiếc máy bay đầu tiên.

Theo cuốn Lịch sử không quân nhân dân Việt Nam, đó là hai máy bay riêng của vua Bảo Đại, sau khi thoái vị đã hiến cho chính phủ lâm thời. Cả hai đều là máy bay 2 chỗ ngồi, gồm một chiếc Tiger Moth (2 tầng cánh, do Anh sản xuất) và Morane Saulnier (một tầng cánh, do Pháp sản xuất).

Hai máy bay được tháo cánh và bí mật chở bằng tàu hỏa từ Huế ra Bắc rồi chuyển về cất ở sân bay Tông (Sơn Tây) vào đầu năm 1946. Khi đó sân bay Bạch Mai và Gia Lâm đang bị quân đội Tưởng Giới Thạch chiếm giữ.

lich su ngay quan doi nhan dan viet nam 2212 va nhung dau an quan trong
Học viên Lớp hàng không đầu tiên của quân đội Việt Nam bên chiếc máy bay Morane của vua Bảo Đại. Ảnh tư liệu.

Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hai chiếc máy bay tiếp tục được tháo rời, chuyển bằng thuyền lên Bình Ca, rồi lên Soi Đúng (Tuyên Quang). Trong quá trình vận chuyển, bị máy bay Pháp phát hiện và bắn phá, cả hai máy bay bị hư hỏng ít nhiều.

Ngày 9/3/1949, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam, đã ra quyết định thành lập Ban Nghiên cứu Không quân thuộc Bộ Quốc phòng, sau chuyển sang Bộ Tổng Tham mưu, do ông Hà Đổng, làm Trưởng ban, với nhân sự gồm một số kỹ thuật viên và phi công là hàng binh người châu Âu.

Sau quá trình chuẩn bị đường băng là bãi trồng ngô dài 400 m, rộng 25 m tại Soi Đúng, tả ngạn sông Gâm, cách thị trấn Chiêm Hóa, Tuyên Quang 10 km về phía nam, máy bay được lệnh chuẩn bị bay thử. Xăng dầu cho máy bay được chuyên chở bằng thùng phuy từ Cao Bằng về. Ban Nghiên cứu đã quyết định chọn chiếc Tiger Moth để bay.

Chiều 15/8/1949, phi công Nguyễn Đức Việt, hàng binh gốc Đức, tên thật là Verner Schulze, đã cùng ông Nguyễn Văn Đống, Trưởng ban Cơ khí cất cánh bay lần đầu tiên. Máy bay chỉ bay được vài trăm mét, sau đó đâm xuống sông Gâm, ông Đống bị thương nhẹ. Chiếc máy bay sau đó được cán bộ Ban Nghiên cứu cùng bà con lội ra sông, tháo từng bộ phận, đem về cất giấu.

Đây là mốc lịch sử quan trọng của Không quân nhân dân Việt Nam, lần đầu tiên máy bay mang cờ đỏ sao vàng bay trên vùng trời Tổ quốc.

Ông Verner Schulze, sinh năm 1920 nguyên là phi công trong quân đội Đức bị quân Pháp bắt làm tù binh và bắt buộc tham gia đội quân lê dương tại Việt Nam. Được sự móc nối của cán bộ Việt Minh, ông bỏ hàng ngũ quân Pháp tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông trở về Đức sinh sống.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.